Giấy chứng nhận lưu hành tự do là gì?
Giấy chứng nhận lưu hành tự do là loại giấy tờ:
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nước sở tại cấp,
- Có nội dung quan trọng là xác thực sản phẩm được bán tự do ở thị trường nước đó.
Kèm theo là các nội dung:
- Ghi nhận thông tin của nhà sản xuất, như: Tên nhà sản xuất, địa chỉ nhà sản xuất
- Thông tin của chủ sở hữu ( Vừa sản xuất vừa phân phối
- Tên các sản phẩm dự kiến làm thủ tục công bố mỹ phẩm.
Lưu ý: Tên sản phẩm phải thể hiện bằng Tiếng Anh. Trường hợp tên sản phẩm không phải là tên tiếng Anh thì phải được dịch và xác nhận bởi Đại sứ quán Việt Nam tại nước đó, hoặc dịch công chứng tại Việt Nam. Quý khách tham khảo thêm nội dung bên dưới. Thủ tục này, chúng tôi sẽ hướng dẫn kỹ hơn trong trường hợp cụ thể.
Về cách thức nộp hồ sơ: Bằng việc tạo ra tài khoản, mỗi doanh nghiệp sẽ sở hữu một tài khoản duy nhất, theo luật định, doanh nghiệp sẽ phải thống nhất nộp hồ sơ qua mạng. Trường hợp, đối với Bản công bố bằng Bản giấy mà có yêu cầu thay đổi bổ sung sau công bố thì sẽ nộp hồ sơ qua trực tiếp tại Bộ phận một cửa Cục quản lý dược.
Về cách thức nhận kết quả: Được trả 100% bằng bản mềm, qua mạng. Đây cũng được xem là cơ sở lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp.
Các lưu ý về giấy tờ nằm trong thành phần hồ sơ:
Có nhiều trường hợp bị hiểu nhầm đối với loại giấy tờ này. Chúng tôi có thể liệt kê một số trường hợp cụ thể dưới đây:
– Ngôn ngữ trình bày:
Có nhiều doanh nghiệp cung cấp CFS ở một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn độ, Bungarie thì ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là ngôn ngữ chính thống của Quốc gia đó. Tuy nhiên, ngôn ngữ trình bày nên để ở Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt, hoặc có bản dịch được xác nhận bởi cơ quan Đại sứ quán Việt Nam tại nước đó vì như vậy mới khi chuyên viên Cục quản lý Dược sẽ xem xét và thẩm định hồ sơ nhanh hơn. Sẽ có người cho rằng, nghĩa vụ xem xét hồ sơ là thuộc về cán bộ nhưng mọi người nên hiểu cho rằng, cán bộ được phân công là chuyên gia về Dược – Hóa mỹ phẩm chứ không phải là chuyên gia về ngoại ngữ.
– Nội dung trong Giấy chứng nhận lưu hành tự do
“ Được bán tự do” ở nước sở tại. Khoản 19 Điều 2 Thông tư 06/2011/TT – BYT về quản lý mỹ phẩm đã khái niệm về Giấy chứng nhận lưu hành tự do như sau: ‘Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS – Certificate of Free Sale) là giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu mỹ phẩm ghi trong CFS để chứng nhận rằng mỹ phẩm đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu”. Như vậy, mặc dù không quy định trực tiếp tại Điều luật cụ thể, nhưng thông qua khái niệm này, cơ quan nhà nước đã gián tiếp yêu cầu thuộc tính “ bán tự do” của CFS.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
CFS phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước sở tại cấp: Chúng ta cần phải hiểu về tính “ có thẩm quyền” ở trong trường hợp này. Theo quan điểm của chúng tôi thì tính “có thẩm quyền” ở đây tức là cơ quan cấp giấy phép phải là cơ quan có “chức năng quản lý” về mỹ phẩm như Hiệp hội Công nghiệp Mỹ phẩm Nhật Bản, Phòng Thương mại và công nghiệp Australia, Hiệp hội mỹ phẩm Hàn Quốc…
Hình thức thể hiện của Giấy chứng nhận lưu hành tự do
Được hợp pháp hóa lãnh sự: Rất nhiều tài liệu được làm giả, làm nhái, tẩy xóa để thực hiện việc nhập khẩu chui sản phẩm mỹ phẩm. Vì vậy, CFS cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự để xác thực về sự tồn tại của pháp nhân nước ngoài và xác nhận tính trung thực của giấy tờ trong hồ sơ. Quy định này là phù hợp và cần thiết đối với quá trình quản lý.
Việc xem CFS để đánh giá về tính hợp lệ yêu cầu người xem phải có kinh nghiệm chuyên môn. Hãy liên hệ với chúng tôi khi Quý khách cần sự hỗ trợ. Thông tin liên hệ như sau:
Phone: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com
Xem thêm: Tìm hiểu về các quy định về công bố mỹ phẩm theo quy định của pháp luật