Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Các nhà đầu tư nước ngoài muốn tiếp cận vào thị trường Việt Nam nhưng không muốn thành lập tổ chức kinh tế thì sẽ thực hiện theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam. Đầu tư theo thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư tương đối phổ biến và đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Các nhà đầu tư nước ngoài muốn tiếp cận vào thị trường Việt Nam nhưng không muốn thành lập tổ chức kinh tế thì sẽ thực hiện theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam. Đầu tư theo thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư tương đối phổ biến và đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm.Với hình thức này, nhà đầu tư sẽ trở thành thành viên, cổ đông của tổ chức kinh tế đó. Vậy quy định về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế cụ thể như thế nào? Sau đây Luật Trung Tín xin được chia sẻ quy định về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế  tới quý khách hàng:

ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN,

PHẦN VỐN GÓP VÀO TỔ CHỨC KINH TẾ

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.

– Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

– Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam

  1. Các hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế (Điều 24 Luật đầu tư 2014)

1.1. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

– Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

– Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

1.2. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

– Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

– Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

– Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

1.3. Các tổ chức kinh tế bắt buộc phải làm thủ tục đăng kí mua:

Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau:

–  Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

–  Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên 51% trở lên và tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức kinh tế.

  1. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

– Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

– Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.

– Bản sao đăng ký kinh doanh của tổ chức dự định góp vốn, mua cổ phần

  1. Trình tự thực hiện đầu tư mua lại phần vốn góp

Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đầy đủ.

Bước 2: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư đến Phòng Đăng ký đầu tư nộp hồ sơ tại bàn tiếp nhận, chuyên viên nhận hồ sơ của Phòng Đăng ký đầu tư kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ (hồ sơ có đủ giấy tờ theo thủ tục và được kê khai đầy đủ theo quy định), chuyên viên tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ vào và cấp giấy Biên nhận cho Nhà đầu tư.

Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, Nhà đầu tư đến Phòng Đăng ký đầu tư để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.

– Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Văn bản đăng ký góp vốn/ mua cổ phần/ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài: Mẫu I-4 của Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư.

Lưu ý:

– Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không phải thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư đã thực hiện trước thời điểm nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

Trên đây là một số nội dung pháp lí liên quan đến hình thức hợp tác đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Luật Trung Tín luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư, giải đáp thắc mắc. Đặc biệt, chúng tôi nhận dịch vụ đăng ký góp vốn và giải trình với giá cả ưu đãi, phù hợp với tất cả các nhà đầu tư. Vui lòng liên hệ để biết thêm chi tiết!

Trân trọng !

Tư vấn miễn phí