Tìm hiểu về hợp đồng BCC (Business – Cooperation – Contract)

Trong nền kinh tế thị trường các nhà đầu tư nước ngoài rất để ý đến thị trường tiềm năng tại Việt Nam và luôn muốn nhanh chóng chớp nhoáng các cơ hội kinh doanh, có những hoạt động kinh doanh lâu dài cần thành lập pháp nhân, tổ chức kinh tế nhưng cũng có những cơ hội nhanh chóng, để tận dụng triệt để thị trường và điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất, các thương nhân, nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thứ kinh doanh ngắn hạn, chia tay nhau trong “hòa bình”, không cần đến pháp nhân để vận hành hoạt động kinh doanh.
Một trong những hình thức được ưu tiên lựa chọn hiện nay đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước là hình thức đầu tư hình thành hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC- Business Cooperation Contract ). Vậy đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC cần những yêu cầu hay thủ tục gì? Luật Trung Tín xin đưa ra ý kiến tư vấn để thực hiện hợp tác đầu tư BCC hiệu quả nhất.

Căn cứ pháp lí  

Luật Đầu tư số 67/2014/QH13

Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Các hình thức hợp tác theo BCC:

Tài sản đồng kiểm soát

Kinh doanh đồng kiểm soát

Chia lợi nhuận sau thuế

Chia doanh thu, sản phẩm trước thuế

Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 thì hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh để phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Vì vậy, hình thức này tương đối tiện lợi cho các nhà đầu tư.

Hợp đồng BCC được kí kết giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhân đầu tư theo pháp luật đầu tư tại Việt Nam.

Nội dung hợp đồng BCC

Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;

Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Hồ sơ đăng kí hợp tác đầu tư theo hình thức BCC

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư

Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu

Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác

Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế– xã hội của dự án

Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ & tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư

Đề xuất nhu cầu sử dụng đất

Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao

Hợp đồng BCC.

Quy trình thực hiện đăng kí hợp tác đầu tư theo hình thức BCC

Nhà đầu tư trong hợp đồng BCC nộp 01 bộ hồ sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư.

Trong thời hạn 15 ngày, sở kế hoạch và đầu tư ra thông báo hồ sơ hợp lệ hoặc cần bổ sung thông tin.

Nhà đầu tư theo hợp đồng BCC được thành lập ban điều hành tại Việt Nam

Văn phòng điều hành có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành.

Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành.

Hồ sơ gồm:

    • Văn bản đăng ký thành lập văn phòng điều hành gồm tên và địa chỉ văn phòng đại diện tại Việt Nam
    • Quyết định của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC về việc thành lập văn phòng điều hành
    • Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng điều hành
    • Bản sao hợp đồng BCC.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC.

Trên đây là các nội dung tư vấn về hình thức hợp tác đầu tư BCC. Nếu các bạn còn điều gì thắc mắc về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất. Đặc biệt với nhiều năm kinh nghiệm Luật Trung Tín nhận các dịch vụ tư vấn trọn gói cho các dự án đầu tư nói chung và loại hình BCC nói riêng. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến dịch vụ chất lượng với chi phí hợp lý.

Xem thêm: Tìm hiểu về đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP

Trân trọng!

Tư vấn miễn phí