1. Đăng ký kinh doanh có ngành nghề bán buôn, bán lẻ thực phẩm/ thực phẩm chức năng, quy định này có còn áp dụng?
Đăng ký kinh doanh là chìa khóa để các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại trong nước và đầu tư nước ngoài. Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì các cá nhân, tổ chức được quyền kinh doanh các ngành, nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Chính vì vậy mà ngành nghề kinh doanh không cần phải thể hiện ở trên Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ở thời điểm hiện tại do cần phải thời gian kiện toàn về cách thức nhận thức chung giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau, nhận thấy rằng việc đăng ký ngành nghề trong hồ sơ đăng ký kinh doanh vẫn cần phải thực hiện.
Tuy nhiên, đó là câu chuyện của giữa năm 2019 trở về trước. Vì hiện nay, chính thức không áp dụng quy định này. Do đó, việc có hay không có ngành, nghề này trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp vẫn được quyền tiến hành nộp hồ sơ công bố mà không phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh như trước kia nữa.
CÁC LOẠI GIẤY TỜ TRONG HỒ SƠ CÔNG BỐ THỰC PHẨM
2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do ( CFS – Certificate of free sale) áp dụng đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu.
Đây là một trong những giấy tờ quan trọng nhất trong hồ sơ công bố thực phẩm chức năng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực phẩm chức năng nhập khẩu phải được cơ quan nhà nước nước sở tại cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do cho sản phẩm và đáp ứng hai yếu tố sau:
2.1 Được bán tự do tại nước sở tại:
- Sản phẩm được bán ở thị trường nước đó phù hợp và an toàn cho người tiêu dùng ở nước đó. Điều này là cơ sở để chứng minh rằng sản phẩm có thể dùng cho người Việt Nam. Trên thực tế, có một số sản phẩm được sản xuất và bán cho người tiêu dùng nội địa chứ không phải sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu. Ví dụ: Có sản phẩm Ensure của Mỹ chỉ sản xuất và bán cho người Mexico chẳng hạn.
2.2 Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở đây là các cơ quan quản lý trực tiếp các vấn đề liên quan đến sức khỏe con người ở nước sở tại ( bao gồm các sản phẩm thực phẩm chức năng). Nhiều doanh nghiệp Việt trình một số loại CFS của bên nước sở tại gửi sang và khẳng định là hợp lệ. Nhưng đến khi kiểm tra kỹ càng thì giấy tờ đó không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Lỗi thường gặp nhất là doanh nghiệp tại nước sở tại tự ban hành CFS và mang đến cơ quan nhà nước đăng ký cấp phép. Hoặc là nhờ bên thứ ba không có chức năng quyền hạn xác nhận.
3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
3.2. Các Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Công thương cấp phép, quản lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm nằm trong phạm vi quản lý mà luật đã quy định.
Đây được xem như là điều kiện cần khi kinh doanh thực phẩm dành cho con người.
Trước đây, việc cấp phép đối với hồ sơ này chỉ đơn thuần là hình thức, bởi thời điểm đó nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được nâng cao ở cả người tiêu dùng và cả doanh nghiệp. Các giấy tờ, thủ tục được thực hiện một cách đơn giản, đợi đến ngày là lấy kết quả.
Tuy nhiên, thông qua truyền thông và các phương tiện thông tin đại chúng. Chúng ta thấy được những vụ việc kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan. Các vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng nhiều xảy ra ở khắp nơi, vào mọi thời điểm. Thậm chí đã xảy ra các vụ ngộ độc tập thể. Vì vậy, việc xin cấp phép cơ sở đủ điều kiện trở nên rất quan trọng. Phương thức quản lý chuyển từ hình thức sang nội dung, các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn. Chính vì vậy, quy trình, thủ tục đối công tác này trở nên vô cùng phức tạp. Các nội dung của thủ tục xin cấp phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm chúng tôi xin phép trình bày cụ thể ở bài viết khác.
4. Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm:
Trên nhãn sản phẩm thông thường sẽ có nhiều nội dung. Trong đó cũng bao gồm thành phần cấu tạo sản phẩm, thành phần chất lượng chủ yếu. Dựa trên hai thành phần này, chúng ta sẽ xác định được các chỉ tiêu cần phải kiểm nghiệm.
Chúng ta cần phải kiểm nghiệm chỉ tiêu an toàn trong mỗi sản phẩm. Bởi thông qua đó mới xác định được sản phẩm đó có an toàn và nằm trong giới hạn an toàn cho phép hay không? Ngoài ra, một số loại sản phẩm đặc thù thì cần phải kiểm nghiệm thêm các chỉ tiêu đặc biệt. Và các doanh nghiệp thường bị mắc ở những điều đặt biệt này. Còn một số sản phẩm kiểm nghiệm theo quy chuẩn kỹ thuật cụ thể thì dựa trên bản chất sản phẩm mới xác định được là quy chuẩn kỹ thuật nào được áp dụng.
5. Nhãn chính sản phẩm:
Trong hồ sơ công bố không thể thiếu nhãn chính sản phẩm. Thông qua việc xem nhãn chính, chúng ta mới xác định và phân loại các sản phẩm với nhau.
Trên nhãn chính thông thường sẽ có các thông tin:
- Tên sản phẩm
- Thông tin và địa chỉ nhà sản xuất
- Thành phần cấu tạo, thành phần chất lượng chủ yếu
- Công dụng sản phẩm ( nếu có)
- Hướng dẫn sử dụng, phương thức bảo quản
- Chất liệu bao bì và quy cách bao gói
- Thời hạn sử dụng
- Cách thức pha chế ( thường có ở các sản phẩm sữa bột)
Trường hợp đặc biệt: Có nhiều sản phẩm không thể hiện bất kỳ thông tin nào trên sản phẩm. Chúng ta sẽ làm thế nào đối với trường hợp như vậy? Chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin vào thời điểm phù hợp.
6. Nhãn phụ sản phẩm:
Áp dụng đối với trường hợp nhãn sản phẩm là tiếng nước ngoài.
Đối với việc ghi nhãn sản phẩm thực phẩm thì áp dụng theo Nghị định 43/2017/NĐ – CP về nhãn hàng hóa. Tức là, chúng ta không được phép ghi tùy ý mà phải tuân theo luật định. Nhãn phụ phải là tiếng Việt được dán lên các sản phẩm nhập khẩu có tiếng nước ngoài. Hơn nữa, các nội dung ghi trên nhãn phụ sản phẩm cũng phải có nội dung tương đương với nội dung trong bản thông tin chi tiết của sản phẩm tạo thành một thể thống nhất trong toàn bộ hồ sơ công bố.
Để có thể hiểu nhanh, đúng đắn, chính xác và hiệu quả. Chúng tôi rất mong gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp ở trong các trường hợp cụ thể, từng sản phẩm cụ thể. Qua đó, hai bên mới có cơ sở để tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau. Tạo điều kiện, cơ hội để hợp tác và phát triển.
Xem thêm: Lựa chọn hình thức doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh thực phẩm