Quy trình công bố thực phẩm trọn gói, uy tín và nhanh chóng

Quy trình công bố thực phẩm bao gồm những gì? Doanh nghiệp của bạn đang cần đưa một sản phẩm thực phẩm ra thị trường nhưng lại gặp khó khăn trong quá trình là hồ sơ, thủ tục pháp lý? Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp bạn công bố chất lượng thực phẩm thành công, nhanh chóng, tiết kiệm tối đa thời gian và công sức đi lại. 

1. Công bố thực phẩm là gì?

Công bố thực phẩm ( bao gồm tự công bố đăng ký công bố thực phẩm) là quá trình công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thực phẩm của các tổ chức, doanh nghiệp với cơ quan nhà nước nhằm đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định. Đây là một thủ tục bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông thị trường.

2. Tại sao cần công bố thực phẩm?

Có quá nhiều lợi ích mà tổ chức doanh nghiệp được hưởng sau khi thực hiện công việc này. Công bố sản phẩm thực phẩm không chỉ để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng mà còn giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp lý, đảm bảo sự an toàn và ổn định trong xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh lâu dài. 

Các sản phẩm khi được công bố thành công chính là “tấm vé vàng” trong việc phát triển sản phẩm và gây dựng niềm tin với người tiêu dùng. Các sản phẩm sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn, dần dần khẳng định được thương hiệu, và tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng cho mình. 

3. Các quy định về công bố thực phẩm tại Việt Nam

Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

  • Luật An toàn thực phẩm;
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Chính Phủ hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm;
  • Thông tư 18/2019/TT-BYT hướng dẫn thực hành sản xuất tốt  (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Theo đó, kinh doanh thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện với hệ thống pháp luật điều chỉnh riêng. Do vậy, công bố thực phẩm là CẦN THIẾT đối với các tổ chức, doanh nghiệp có thể lưu hành các sản phẩm thực phẩm bao gồm cả thực phẩm nhập khẩu và thực phẩm sản xuất trong nước. 

Xem thêm: Những quy định mới nhất về công bố thực phẩm SX trong nước và thực phẩm nhập khẩu

a. Sản phẩm nào thực hiện công bố thực phẩm?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì các sản phẩm phải công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;

  • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Lưu ý: Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

b. Hồ sơ công bố thực phẩm gồm những gì?

Căn cứ vào quy định tại Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về nội dung chi tiết của hồ sơ bao gồm:

  • Bản công bố sản phẩm
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc Giấy chứng nhận y tế của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ (Áp dụng đối với thực phẩm chức năng nói chung);
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc thành phần tạo nên công dụng đã công bố đối với thực phẩm chức năng (Áp dụng đối với thực phẩm chức năng nói chung)
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu, nếu là cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng thì phải có GMP theo quy định;
  • Mẫu nhãn chính của sản phẩm;
  • Bản dịch sang tiếng Việt đối với các sản phẩm có tiếng nước ngoài.

c. Trình tự thủ tục, quy trình công bố thực phẩm phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Căn cứ vào quy định tại Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì thủ tục tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm các nội dung nêu trên.

Bước 2: Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ công bố theo 3 phương thức: Nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc nộp online. Đối với hồ sơ công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng thì áp dụng nộp online 100%.

  • Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh sách mục được cho phép sử dụng trong thực phẩm.
  • Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do UBND tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. Loại sản phẩm thực phẩm và bao bì tiếp xúc, chứa đựng thực phẩm cũng nộp tới cơ quan này.
  • Tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên thì nộp ở cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do doanh nghiệp, tổ chức lựa chọn.

Bước 3: Sau khi tiếp nhận được hồ sơ

  • Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, thẩm định hồ sơ có đăng ký đúng sản phẩm theo quy định không, trong thời hạn 07 – 21 ngày tùy sản phẩm nếu hợp lệ thì cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
  • Trường hợp không đồng ý với hồ sơ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải chỉ rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Cơ quan này trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức cá nhân đã được tiếp nhận.

4. Dịch vụ tư vấn quy trình công bố thực phẩm của Luật Trung Tín

Luật Trung Tín chuyên cung cấp dịch vụ công bố sản phẩm UY TÍN – NHANH CHÓNG – TRỌN GÓI cho hầu hết các sản phẩm của các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước. Chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho mỗi sản phẩm trước khi ra thị trường. Nội dung công việc của chúng tôi được thực hiện cụ thể như sau:

  • Tư vấn điều kiện công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thông tin để hoàn thiện hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
  • Soạn thảo hồ sơ công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
  • Nộp hồ sơ, theo dõi tiến độ xử lý công việc, thông báo các nội dung cần chỉnh sửa ( nếu có);
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng về những quy định mới nhất đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam;
  • Đồng hành lâu dài cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo sự ổn định, vững vàng về pháp lý, an toàn và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm: Thủ tục, quy trình, hồ sơ về công bố mỹ phẩm nhập khẩu

 

 

Tư vấn miễn phí