Phiếu lý lịch tư pháp là gì?
- Theo Luật lý lịch tư pháp 2009: ” Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản”.
Vai trò của thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
- Phiếu lý lịch tư pháp đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay. Nhất là các đối tượng làm các thủ tục hành chính liên quan đến yếu tố nước ngoài, chẳng hạn:
- Đi du học
- Xin việc làm
- Định cư ở nước ngoài…
- Phiếu lý lịch tư pháp là văn bản chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có các vấn đề pháp lý hình sự hay không. Phiếu lý lịch tư pháp sẽ chứng minh tình trạng tiền án của đương sự theo yêu cầu của các cơ quan khi cần thiết
- Ngoài ra, phiếu lý lịch tư pháp cũng là căn cứ để cơ quan nhà nước đánh giá tư cách đạo đức của công dân nhằm:
- Xem xét việc xuất nhập cảnh
- Thôi, trở lại quốc tịch
- Được nuôi con hay không
- Được cấp chứng chỉ hành nghề hay không.
- Đặc biệt, phiếu lý lịch tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định cá nhân có được phép tái hòa nhập cộng đồng trong trường hợp người từng có tiền án tiền sự. Đó là một căn cứ để các cơ quan nhà nước xem xét các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ mức xử phạt trong tố tụng hình sự. Phiếu lý lịch tư pháp là căn cứ xác định việc bị can có tái phạm hay không.
Căn cứ pháp luật và trình tự, thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật lý lịch tư pháp 2009: “Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình“.
- Như vậy, điều kiện để cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam là phải đang tạm trú tại Việt Nam. Việc tạm trú tại Việt Nam thể hiện ở thời hạn visa hoặc thẻ tạm trú của người nước ngoài và đã đăng ký tạm trú với công an xã, phường, thị trấn nơi người nước ngoài đang tạm trú. Việc đăng ký tạm trú thể hiện trên sổ khai báo tạm trú hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú do Công an xã, phường, thị trấn nơi người nước ngoài đang ở cấp.
Thành phần hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 luật lý lịch tư pháp 2009. Hồ sơ yêu cầu cấp lý lịch tư pháp mẫu số 1 cho người nước ngoài sẽ bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu.
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
- Sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú
- Đối với trường hợp ủy quyền thì cần nộp thêm giấy tờ sau:
- Bản chính Văn bản ủy quyền theo quy định pháp luật (được công chứng, chứng thực theo đúng quy định pháp luật)
- Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) của người được ủy quyền.
- Trường hợp người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng được thay thế bằng giấy tờ để chứng minh mối quan hệ (giấy khai sinh; giấy đăng ký kết hôn; hộ khẩu gia đình….)
Chú ý: Các giấy tờ trong hồ sơ công dân có thể nộp bản photo không cần chứng thực nhưng cần mang theo bản chính để cán bộ đối chiếu.
Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
- Điểm b, khoản 2 Điều 45, luật lý lịch tư pháp 2009:
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú;
- Trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
- Ngoài ra, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú.
- Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
- Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ (khoản 1 Điều 48 luật lý lịch tư pháp 2009)
- Để tiến hành thủ tục cấp Lý lịch tư pháp tại Việt Nam người nước ngoài cần cung cấp cho Luật Trung Tín các tài liệu sau:
- Giấy xác nhận tạm trú (vui lòng liên hệ tới Luật Việt An để được cung cấp mẫu),
- Hộ chiếu gốc,
- Hồ sơ liên quan khác do Luật Trung Tín chuẩn bị.