1. Những lưu ý khi xin giấy phép quảng cáo về thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
Nội dung quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, poster, áp phích phải bảo đảm đúng tác dụng của sản phẩm đã công bố. Ngoài các nội dung đã công bố, nếu có nội dung khác thì phải có tài liệu khoa học chứng minh và phải bảo đảm chính xác trung thực các nội dung sau:
→ Tên sản phẩm
→ Xuất xứ hàng hoá, tên địa chỉ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu
→ Tác dụng của sản phẩm (nếu có)
→ Các cảnh báo khi sử dụng sản phẩm (nếu có)
→ Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản (đối với các sản phẩm có cách sử dụng, cách bảo quản đặc biệt)
→ Riêng với các sản phẩm thực phẩm chức năng phải có dòng chữ hoặc lời đọc “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Không thực hiện việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong các trường hợp sau (đây là những hành vi bị cấm):
→ Quảng cáo thực phẩm khi chưa có giấy phép lưu hành thực phẩm chức năng của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
→ Quảng cáo thực phẩm là hàng giả, hàng kém chất lượng;
→ Quảng cáo thực phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh;
→ Quảng cáo thực phẩm không phù hợp với nội dung đã công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp với quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc quảng cáo quá tác dụng của thực phẩm;
→ Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bằng các bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh;
→ Sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm;
→ Các hành vi cấm khác đã được pháp luật về quảng cáo quy định.
Xem thêm: Xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm thường
2. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
Tổ chức, cá nhân trước khi quảng cáo thực phẩm phải gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký quảng cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục an toàn thực phẩm), bao gồm:
→ Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm;
→ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
→ Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đã được cấp phép;
→ Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
→ Tài liệu tham khảo, tài liệu khoa học chứng minh cho thông tin quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo không có trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
→ Trong trường hợp tài liệu chứng minh được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt. Toàn bộ tài liệu phải đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo;
→ Mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo).
→ Cục An toàn thực phẩm là nơi có thẩm quyền cấp “Giấy xác nhận nội dung quảng cáo” thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
3. Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo của Luật Trung Tín:
→ Tư vấn cho Khách hàng về nội dung và hình thức quảng cáo
→ Soạn thảo tất cả các tài liệu cần thiết cho việc xin giấy phép quảng cáo
→ Thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan cấp phép cho đến khi được cấp giấy phép quảng cáo
→ Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép quảng cáo
→ Thay mặt khách hàng nhận bản gốc giấy phép quảng cáo và giao cho khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi khi Quý khách đã có kế hoạch!
Xem thêm: Xin Giấy phép quảng cáo trang thiết bị y tế
Trân trọng!