1. Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài
– Người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện đăng ký kết hôn theo pháp luật tại đất nước mà họ có quốc tịch. Trong trường hợp người nước ngoài là người song tịch hoặc đa quốc tịch thì họ cần đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kết hôn của pháp luật cả các nước mà họ mang đang mang quốc tịch.
– Đối với công dân Việt Nam cần đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Nếu người nước ngoài đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì các bên phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam.
2. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
a) Tờ khai đăng ký kết hôn
b) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
c) Đối với một số trường hợp đặc biệt cần xuất trình thêm một số giấy tờ khác như:
- Bản án ly hôn hoặc Quyết định ly hôn nếu kết hôn từ lần thứ 2 trở lên;
- Giấy chứng tử hoặc Giấy báo tử của vợ/chồng trước trong trường hợp vợ/chồng trước đã mất
- Đối với công dân Việt Nam xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi người đó đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại cơ quan có thẩm quyền, phải hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam tại nước đó. Có thể thay bằng Giấy tuyên thệ độc thân hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (ví dụ như Mỹ)
d) Giấy khám sức khỏe của tổ chức y tế, nội dung của Giấy khám sức khỏe phải:
“Xác nhận người đó không mắc các bênh tâm thần, không có khả năng nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình”.
e) Bản sao CMTND hoặc Hộ chiếu đối với người Việt Nam ở trong nước;
g) Hộ chiếu hoặc Giấy tờ tùy thân khác có giá trị thay thế như: Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài
f) Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú đối với người Việt Nam cư trú tại Việt Nam;
i) Thẻ Thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Giấy xác nhận tạm trú đối với người nước ngoài thường trú /tạm trú tại Việt Nam.
3. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
Theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài thuộc về UBND cấp huyện nơi công dân Việt Nam cư trú hoặc tạm trú theo quy định của pháp luật.
Trình tự đăng ký kết hôn được quy định như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Phòng Tư pháp – Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi người Việt Nam thường trú hoặc tạm trú.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ giấy tờ công chức tư pháp hộ tịch có trách nhiệm xác minh. Đối với một số trường hợp nghi ngờ kết hôn giả tạo thì cán bộ tư pháp sẽ sắp xếp buổi phỏng vấn dành cho hai bên nam, nữ.
Bước 3: Khi xác minh xong thông tin của hai bên nam, nữ. Nếu thấy hai bên tự nguyện kết hôn thì cán bộ tư pháp ghi thông tin kết hôn vào sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký tên vào sổ hộ tịch và giấy đăng ký kết hôn trước mặt cán bộ tư pháp.
Bước 4: Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết và ký, đóng dấu vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý tương đương nhau.
4. Dịch vụ hỗ trợ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Luật Trung Tín
– Tư vấn về các quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn với người nước ngoài
– Tư vấn hồ sơ cần chuẩn bị, cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện;
– Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ để thực hiện đăng ký kết hôn;
– Giải quyết những vướng mắc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tư cách đại diện theo ủy quyền;
– Hướng dẫn khách hàng các bước của quá trình đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng trong các thủ tục sau khi đăng ký kết hôn như: hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, xin miễn thị thực, visa thăm thân, định cư nước ngoài…
Mọi vướng mắc về thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài, khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Trung Tín.