1. Cơ sở pháp lý
→ Bộ luật Dân sự 2015
→ Luật Thương mại 2005
→ Các văn bản pháp luật trong từng lĩnh vực dân sự, thương mại và các loại văn bản khác.
2. Thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa
⇒ Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
⇒ Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa:
Điều 24 của Luật Thương mại 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, đối với những trường hợp pháp luật quy định phải lập thành văn bản (để tiện cho việc quản lý thuế hoặc thực hiện các thủ tục hải quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia…) thì bắt buộc các bên giao kết hợp đồng phải tuân theo.
⇒ Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.
3. Các điều khoản cần có khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa
3.1 Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa
Các bên cần ghi rõ các thông tin cơ bản sau:
⇒ Đối với chủ thể tham gia hợp đồng là doanh nghiệp:
→ Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp,
→ Địa chỉ trụ sở
→ Người đại diện theo pháp luật
→ Số tài khoản ngân hàng dùng để giao dịch
→ Số điện thoại liên hệ…
⇒ Đối với chủ thể tham gia hợp đồng là cá nhân:
→ Tên đầy đủ, Số CMND/CCCD/ hộ chiếu
→ Chỗ ở hiện tại
→ Số điện thoại
→ Số tài khoản ngân hàng…
3.2 Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa
Tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó.
Tài sản thuộc quyền sở hữu của người bán hoặc người có quyền bán.
3.3 Giá cả và phương thức thanh toán
⇒ Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.
⇒ Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.
⇒ Các bên cần ghi rõ tổng giá trị của hợp đồng ( bao gồm VAT nếu có), đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng, trừ một số trường hợp nhà nước cho phép được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
⇒ Các bên cần ghi rõ phương thức thanh toán là chuyển khoản hay tiền mặt. Thời gian thanh toán cụ thể của từng đợt.
3.4 Thời hạn thực hiện hợp đồng
⇒ Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.
⇒ Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.
⇒ Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
⇒ Các bên ghi rõ ngày, tháng, năm cụ thể thực hiện hợp đồng để tránh gây nhầm lần hoặc hiểu lầm giữa các bên.
3.5 Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên
⇒ Các bên cần quy định và chi tiết hóa quyền và nghĩa vụ trong các giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm gia hạn (nếu có) và chấm dứt hợp đồng cụ thể.
3.6 Điều khoản ràng buộc trách nhiệm
⇒ Các bên cần ghi cụ thể bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm trong một số trường hợp như sau: trách nhiệm do giao tài sản không đúng số lượng; trách nhiệm do giao vật không đồng bộ, trách nhiệm do giao tài sản không đúng chủng loại;….
Việc quy định rõ ràng trách nhiệm của các bên khi thực hiện hợp đồng nhằm giảm thiểu khả năng tranh chấp có thể xảy ra giữa các bên.
3.7 Một số điều khoản khác
⇒ Điều khoản chấm dứt hợp đồng
⇒ Phạt vi phạm hợp đồng
⇒ Bảo mật thông tin
⇒ Quyền sở hữu trí tuệ
⇒ Phương thức giải quyết tranh chấp.
4. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty Luật Trung Tín
Với đội ngũ chuyên viên dày dạn kinh nghiệm soạn thảo hợp đồng, chúng tôi cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán:
→ Hợp đồng mua bán xe, hợp đồng mua bán phương tiện vận chuyển
→ Hợp đồng mua bán quần áo, hợp đồng mua bán thức ăn
→ Hợp đồng mua bán bàn ghế, hợp đồng mua bán nội thất
→ Hợp đồng mua bán cây cối, hợp đồng mua bán lúa gạo, hợp đồng mua bán gia súc, hợp đồng mua bán lâm sản, hợp đồng mua bán nông sản, hợp đồng mua bán dược phẩm
→ Hợp đồng mua bán phế liệu, hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng, hợp đồng mua bán vật tư
→ Hợp đồng mua bán điện, hợp đồng mua bán xăng dầu
→ Hợp đồng mua bán máy móc, hợp đồng mua bán phụ tùng, hợp đồng mua bán thiết bị
→ Các loại hợp đồng mua bán khác.
Nếu Quý khách hàng còn thắc mắc hay liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp cho khách hàng với lợi ích tốt nhất
Xem thêm: Tư vấn luật thương mại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa