Để tìm hiểu về thủ tục đầu tư vào Việt Nam đối với nhà đầu tư Hàn Quốc. Luật Trung Tín xin được tư vấn thông qua bài viết này như sau:
Căn cứ pháp lý điều chỉnh thủ tục đầu tư vào Việt Nam đối với nhà đầu tư Hàn Quốc
- Về Điều ước quốc tế:
- Biểu cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, Phụ lục Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam
- Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMs)
- Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa chính phủ các nước thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Hàn Quốc
- Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc về khuyến khích bảo hộ đầu tư
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA).
- Luật trong nước:
- Luật Đầu tư 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành
- Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành
- Khó khăn lớn nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng khi đầu tư vào Việt Nam là:
- Giải trình về khả năng đáp ứng điều kiện đầu tư. Đặc biệt đối với những ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.
Giải trình về đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài là giải trình về các thông tin sau:
- Vốn điều lệ, tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài
- Hình thức đầu tư góp vốn
- Phạm vi hoạt động
- Đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư
- Các điều kiện khác theo quy định của Pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đối với trường hợp nhà đầu tư là cá nhân/ pháp nhân Hàn Quốc thì cần giải trình như sau:
1. Giải trình về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ
- Tại phần này, nhà đầu tư phải căn cứ quy định tại Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) về các Danh mục minh họa các biện pháp đầu tư liên quan thương mại bị cấm áp dụng TRIMs. Đó là ấn định một tỷ lệ nhất định vốn của một doanh nghiệp phải do tổ chức/cá nhân trong nước nắm giữ.
- Đồng thời theo quy định của Khoản 3 Điều 22 của Luật Đầu tư 2014. Nhà đầu tư cũng được sở hữu vốn điều lệ không bị hạn chế trong tổ chức kinh tế. Trừ các trường hợp:
- Các công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và quỹ đầu tư chứng khoán. Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật chứng khoán
- Đối với các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi theo các hình thức khác. Tỷ lệ sở hữu vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài sẽ áp dụng theo quy định pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi của doanh nghiệp nhà nước
- Nếu như không thuộc các trường hợp trên thì sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn tỷ lệ sở hữu vốn góp phù hợp để tuân thủ theo đúng quy định của Pháp luật.
2. Giải trình về hình thức, thủ tục đầu tư vào Việt Nam đối với nhà đầu tư Hàn Quốc
- Ví dụ: Trường hợp đầu tư vào Việt Nam, căn cứ Điều 24 Luật Đầu tư 2014. Nhà đầu tư có thể góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.
- Hình thức và điều kiện theo quy định tại Điều 25 Luật Đầu tư 2014.
- Ngoài ra, tương ứng với từng hình thức đầu tư, nhà đầu tư có thể trích dẫn quy định pháp luật cho phù hợp.
- Căn cứ vào quy định nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài có thể xác định được hình thức đầu tư vào Việt Nam và có thực hiện đúng hình thức đầu tư được quy định tại Luật đầu tư hiện hành hay không.
3. Giải trình về phạm vi kinh doanh
- Căn cứ theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Luật Đầu tư 2014 quy định về các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Nhà đầu tư sẽ xác định được ngành nghề mà mình dự định kinh doanh có thuộc các trường hợp cần đáp ứng điều kiện cụ thể hay không, hay có thuộc trường hợp bị cấm kinh doanh tại Việt Nam hay không.
- Nếu thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần giải trình thêm về khả năng đáp ứng điều kiện này (căn cứ cụ thể theo ngành nghề mà nhà đầu tư dự định kinh doanh).
4. Các giải trình khác trong thủ tục đầu tư vào Việt Nam đối với nhà đầu tư Hàn Quốc
- Về vấn đề này, tùy vào ngành nghề kinh doanh cụ thể, các doanh nghiệp sẽ giải trình khác nhau, ví dụ:
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh là sản xuất linh kiện điện tử thì cần tập trung một số vấn đề về nhu cầu tại Việt Nam như thế nào?
- Khả năng phát triển tại thị trường
- Chất lượng hàng hóa đảm bảo
- Các đối tác tiềm năng của công ty.
Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện đăng ký dự án đầu tư:
- Đề xuất dự án đầu tư
- Đề nghị đăng ký dự án đầu tư
- Quyết định thành lập của tổ chức đầu tư nước ngoài;
- Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của tổ chức đầu tư nước ngoài
- Hộ chiếu của cá nhân đầu tư (trong trường hợp đầu tư là cá nhân nước ngoài).
- Văn bản bổ nhiệm người quản lý phần vốn góp của tổ chức kinh doanh nước ngoài. Hộ chiếu/ CMTND/CCCD đối với người được ủy quyền quản lý vốn góp.
- Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất đối với nhà đầu tư là tổ chức. Hoặc xác nhận số tư tài khoản ngân hàng đối với nhà đầu tư là cá nhân.
- Hợp đồng thuê địa điểm, trụ sở sản xuất kinh doanh hoặc đề xuất thuê đất
- Bản giải trình việc đáp ứng điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa. Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đối với ngành nghề kinh doanh thương mại
- Tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện theo pháp luật Việt Nam đối với ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện (243 ngành có điều kiện)
- Tài liệu khác (tùy trường hợp).
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư
- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế: Đối với những dự án nằm trong các khu trên và đã thành lập Ban quản lý.
- Sở kế hoạch và đầu tư: Đối với các trường hợp còn lại.
- Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm quy định tại điều 33, 34, 35 Luật Đầu tư để biết về trình tự thời gian cấp phép của hồ sơ đăng ký đầu tư.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Luật Trung Tín theo:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com
Trân trọng!