Thủ tục xin các loại giấy phép kinh doanh rượu theo quy định mới năm 2023

Một trong những điều kiện quan trọng nhất mà thương nhân phân phối và bán buôn cần phải lưu ý. Đó chính là vấn đề về quy hoạch và phân bổ mạng lưới phân phối, bán buôn rượu được quy định tại Quyết định 2219/QĐ-BCT của Bộ Công thương đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035. Đối với 2019: Số Giấy phép phân phối được cấp tối đa 232 và số Giấy phép bán buôn tối đa được cấp là 928. Năm tiếp theo – 2020: Số Giấy phép phân phối được cấp tối đa 234 và số Giấy phép bán buôn tối đa được cấp là 936. Việc cấp phép theo phương án giới hạn tối đa như trên sẽ xử lý theo hướng ưu tiên hồ sơ nào đến trước. Vì vậy, các cá nhân, tổ chức nên có kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị chu đáo để không bị bỏ lại phía sau.

Rượu là mặt hàng cùng một lúc phải chịu 2 nguồn luật điều chỉnh. Luật về an thực phẩm đối với chất lượng sản phẩm khi cung cấp cho người tiêu dùng. Luật Kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu và hoạt động mua bán ngoại thương. Để được phép hoạt động, thương nhân phải xin một trong các loại giấy phép kinh doanh rượu.

Mặc dù là 2 nguồn luật điều chỉnh nhưng ở dạng tương trợ nhau. Vì sao tôi lại nói như vậy? Bởi khi thực hiện việc xin cấp phép thì sẽ yêu cầu các giấy tờ, tài liệu chủ chốt cho các loại giấy phép kinh doanh rượu và loại bỏ một điều kiện khác. Ví dụ: Khi Quý khách đã có giấy phép sản xuất rượu thì sẽ được miễn giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Cần phải phải lưu ý rằng, Giấy phép kinh doanh rượu là thuật ngữ dùng để gọi chung cho cho các loại giấy phép khác nhau. Dựa trên quy mô, mối quan hệ thương mại đặc thù mà hình thành nên loại giấy phép đó. Và được tiến hành theo thủ tục, trình tự khác nhau. Vậy những loại giấy phép đó là gì? Thủ tục giải quyết đó có khó khăn không? Hãy cùng Luật Trung Tín phân tích, tìm hiểu, mổ xẻ từng trường hợp cụ thể.

1. Giấy phép phân phối rượu:

Xét về quy mô kinh doanh thì thương nhân phân phối rượu được xem là đầu mối số một, hoạt động rộng, bao trùm trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Kèm theo đó là các điều kiện kinh doanh bắt buộc phải đáp ứng:

  • Có địa điểm kinh doanh hợp pháp;
  • Chứng minh được mối quan hệ mua bán với các thương nhân sản xuất, phân phối ở trong nước hoặc ở nước ngoài;
  • hệ thống nhà buôn ở các tỉnh với tiêu chí là mỗi tỉnh phải có một nhà buôn nằm trong hệ thống phân phối
  • Các điều kiện khác như: Có tư cách pháp nhân, đảm bảo các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, điều kiện về bảo vệ môi trường.
  • Cơ quan cấp phép: Thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính thuộc Bộ Công thương.

Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép phân phối rượu

xin-giay-phep-kinh-doanh-ruou

2. Giấy phép kinh doanh bán buôn rượu

Thương nhân bán buôn rượu nằm trong hệ thống kinh doanh thứ cấp. Tức là đứng dưới nhà phân phối hoặc nhà sản xuất rượu. Nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng vì lý do gì? Là bởi nếu không có các nhà buôn thì thương nhân phân phối sẽ bán và thiết lập hệ thống với ai? Nhà buôn thì không bị chi phối như vậy. Vì họ có thể không nằm trong hệ thống với nhà phân phối, nhưng họ có thể thiết lập mối quan hệ này với nhà sản xuất rượu. Pháp luật hoàn toàn cho phép ( Tham khảo điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định 105/2017/NĐ-CP).

Để được cấp phép kinh doanh bán buôn rượu, nhà buôn cũng phải đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Có địa điểm kinh doanh hợp pháp;
  • Đảm bảo đáp ứng các điều kiện về ghi nhãn hàng hóa, đồng thời đảm bảo chất lượng rượu
  • Có hệ thống nhà bán lẻ rượu ở nơi đặt trụ sở chính để cấu thành hệ thống kinh doanh thứ cấp
  • Chứng minh mối quan hệ với nhà sản xuất rượu, nhà phân phối hoặc nhà buôn
  • Đáp ứng các điều kiện khác như: có tư cách pháp nhân, đảm bảo các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, điều kiện về bảo vệ môi trường.

Cơ quan cấp phép: Thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Công thương các tỉnh.

Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép bán buôn rượu

3. Giấy phép bán lẻ rượu

Nhà bán lẻ rượu được xem như là em của nhà bán buôn và nhà sản xuất, là cháu của nhà phân phối. Chúng ta dễ dàng nhận ra những nhà bán lẻ rượu thường xuất hiện trong các siêu thị, các cửa hàng, đại lý tổng hợp… Những cơ sở này thường bán theo nhu cầu trực tiếp của người tiêu dùng mà không phải tổ chức các đơn vị nhỏ phía dưới.

Một trong những điều kiện cần phải đảm bảo tuân thủ để xin giấy phép này, bao gồm:

  • Chứng minh quyền sở hữu và, hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với nơi đặt trụ sở kinh doanh
  • Có tài liệu chứng minh mối quan hệ bạn hàng với nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà buôn rượu
  • Tuân thủ đầy đủ các điều kiện khác như: Có tư cách hoạt động pháp nhân, đảm bảo các yêu cầu về phòng – chữa cháy, cam kết bảo vệ môi trường và các tiêu chí về an toàn chất lượng sản phẩm kinh doanh đối với người tiêu dùng.

Xem thêm: Thủ tục, trình tự xin giấy phép bán lẻ rượu

5. Dịch vụ xin Giấy phép kinh doanh rượu tại Luật Trung Tín

  • Tư vấn tổng thể quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh rượu
  • Đưa ra những gợi ý cần thiết để hoàn thiện phù hợp với từng cơ sở trong điều kiện thực tế
  • Lưu ý khách hàng về những hành vi không được làm, không nên làm đối với hoạt động kinh doanh rượu
  • Soạn thảo các hồ sơ liên quan đến từng thủ tục xin giấy phép được nêu trên
  • Hoàn thiện toàn bộ tài liệu, giấy tờ mà khách hàng đã yêu cầu
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả
  • Trao đổi các thông tin sau khi đã được cấp giấy phép.

Trên đây là các nội dung liên quan đến đề tài “Kinh doanh rượu cần những giấy phép gì?” mà bạn vẫn luôn quan tâm. Nghị định 105/2017 đã nêu tất cả các góc cạnh của các loại thủ tục này. Tuy nhiên, để hiểu đúng và làm đúng thì cần phải có thời gian nghiên cứu hoặc tham vấn những đơn vị như chúng tôi.

Xét thấy khả năng và kinh nghiệm thực hiện, chúng tôi sẵn sàng đón nhận các yêu cầu tư vấn của các bạn. Và việc này là miễn phí. Chúng tôi sẽ phản hồi các yêu cầu của bạn ở bất kỳ khi nào, ở bất kỳ nơi đâu, và bất kỳ lúc nào.

Xem thêm:

Tư vấn miễn phí