Vậy, Trung tâm ngoại ngữ trực thuộc quản lý của công ty mẹ thì có được sử dụng con dấu của công ty mẹ để đóng vào các văn bản, giấy tờ, tài liệu trong tổ chức, quản lý của trung tâm hay không?
Để có cơ sở tham khảo, Luật Trung Tín kính mến gửi tới các bạn một số nội dung liên quan.
Cơ sở pháp lý quy định về việc thành lập trung tâm ngoại ngữ và làm con dấu của trung tâm
Để tìm hiểu về trường hợp này, chúng ta cần phải tìm hiểu một số văn bản pháp luật như:
- Luật Giáo dục và đào tạo,
- Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ( được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 135/2018/NĐ-CP) hướng dẫn Luật Giáo dục
- Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT quy định về quy chế hoạt động, quản lý của Trung tâm ngoại ngữ
- Luật doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn là các nghị định, thông tư thi hành Luật doanh nghiệp.
- Quy định về làm con dấu:
→ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT quy định về con dấu đối với trung tâm do tổ chức trong nước thành lập
→ Khoản 3 Điều 2 Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT quy định về con dấu đối với trung tâm có vốn đầu tư nước ngoài.
Mối quan hệ giữa đơn vị chủ quản và trung tâm ngoại ngữ
Doanh nghiệp đứng tên trong hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ được gọi đơn vị chủ quản (công ty mẹ). Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ khi đáp ứng các điều kiện về nhân sự và cơ sở vật chất. Đặc biệt là các quy định về người đứng đầu của trung tâm.
Xem thêm: Quy định về việc thành lập trung tâm ngoại ngữ
- Đơn vị chủ quản có toàn quyền quyết định về:
- Tên gọi, địa điểm hoạt động, thông tin liên hệ, của trung tâm
- Nguồn vốn, phân bổ và chi tiêu tài chính
- Trang thiết bị phục vụ hoạt động,
- Sắp xếp nhân sự
- Xây dựng phương án PCCC
- Đảm bảo các điều kiện bảo vệ môi trường
- Chương trình giảng dạy
- Các tiêu chí đảm bảo chất lượng giảng dạy…
Trung tâm ngoại ngữ mặc dù hoạt động độc lập trong quá trình giảng dạy. Nhưng tất cả các yếu tố đều phụ thuộc vào đơn vị chủ quản. Đây là mối quan hệ một chiều theo đúng nghĩa đen của nó.
Vậy con dấu của trung tâm ngoại ngữ do ai cấp và quản lý?
Dựa trên mối quan hệ thì Sở kế hoạch không có chức năng, nhiệm vụ quản lý con dấu của trung tâm. Các đơn vị khắc dấu tư nhân cũng không được phép làm con dấu trung tâm.
Xem thêm: Dịch vụ khắc các loại con dấu
Mặc dù Sở Giáo dục cấp phép hoạt động cho trung tâm nhưng Sở này không có chức năng khắc dấu cho các trung tâm ngoại ngữ. Do đó, cần phải có một đơn vị độc lập đứng giữa giải quyết vấn đề này. Đó là: Cục Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội.
Thành phần hồ sơ làm con dấu của trung tâm ngoại ngữ
- Đăng ký kinh doanh của đơn vị chủ quản ( bản sao chứng thực)
- Giấy chứng nhận hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ
- Giấy giới thiệu/ Giấy ủy quyền cho người đi làm thủ tục đăng ký
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của người trực tiếp thực hiện đăng ký.
Ai là người quản lý con dấu của trung tâm?
Việc quy định ai là người quản lý trực tiếp con dấu của trung tâm được nêu rất rõ ràng trong Đề án, nội quy hoạt động của trung tâm. Theo đó, người quản lý trực tiếp là Giám đốc của trung tâm.
Con dấu được sử dụng để đóng ở các văn bản, tài liệu, hồ sơ trong quá trình tổ chức quản lý và hoạt động của trung tâm.
Trường hợp Giám đốc trung tâm sử dụng sai quy chế, sử dụng cho mục đích tư lợi cá nhân. Đơn vị chủ quản ra quyết định thu hồi và có quyền đình chỉ mọi quyền hành của Giám đốc trung tâm. Tùy theo mức độ vi phạm mà đơn vị chủ quản sẽ áp dụng các biện pháp xử lý.
Để được tư vấn cụ thể hơn, nội dung sát thực tế và tùy vào từng trường hợp, các bạn có thể liên hệ với Luật Trung Tín để được hỗ trợ theo các thông tin sau:
Hotline: 0989232568 – Email: luattrungtin@gmail.com
Trân trọng!