Tìm hiểu về thuế bảo vệ môi trường, các mức thuế loại thuế phải đóng

Thuế bảo vệ môi trường ra đời nhằm tăng cường bảo vệ môi trường, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm và tạo ra một hành lang pháp lý đồng bộ trong tiến trình hội nhập. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ nêu ra một số điểm mấu chốt cần phải ghi nhớ về loại thuế này.

Thế nào là thuế bảo vệ môi trường?

Thuế bảo vệ môi trường được hiểu là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Thuế gián thu được hiểu là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một.

Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường

Gồm các loại hàng hóa thuộc các nhóm sau:

Nhóm 1: Xăng, dầu, mỡ nhờn

Nhóm 2: Than đá gồm than nâu, than antraxit, than mỡ và than đá khác

Nhóm 3: Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC). Dung dịch này được sử dụng trong các thiết bị làm lạnh và trong công nghiệp bán dẫn

Nhóm 4: Túi nilon

Nhóm 5: Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng

Nhóm 6: Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng

Nhóm 7: Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng

Nhóm 8: Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng

(Căn cứ điều 1 Thông tư 152/2011/TT-BTC)

Cách tính thuế bảo vệ môi trường 

Căn cứ vào quy định tại điều 4 thông tư 152/2011/TT-BTC, thuế bảo vệ môi trường được tính theo công thức như sau:

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế * Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa.

Như vậy, muốn tính được số tiền thuế phải nộp cần tính được số lượng đơn vị hàng hóa chịu thuế và mức thuế tuyệt đối mà Nhà nước quy định.

Cách xác định số lượng hàng hóa tính thuế được tính như sau:

Hàng hóa sản xuất trong nước: số lượng hàng hóa tính thuế sẽ là số lượng hàng hóa sản xuất, bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại. quảng cáo

Hàng hóa nhập khẩu: số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu

Hàng hóa là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu: số lượng hàng hóa tính thuế trong kỳ là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, đã cho đưa vào tiêu dùng nội bộ, được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định.

Tính thuế của hàng hóa tương ứng tức là số lượng xăng dầu mỡ nhờn gốc hóa thạnh tính thuế sẽ bằng số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu, sản xuất, bán ra tiêu dùng, trao đổi nhân với tỷ lệ phần trăm xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch có trong nguyên liệu hỗn hợp.

Đối với các loại túi ni lông được sản xuất hoặc gia công  từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp F thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ phần trăm trọng lượng bằng nhựa có trong túi ni lông đa lớp.

Mức tính thuế tuyệt đối theo một đơn vị hàng hóa được nhà nước ấn định với từng loại hàng hóa tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14.

Ngoài ra, từ 01/01/2019, mức thuế bảo vệ môi trường đối với một số mặt hàng được điều chỉnh. Cụ thể:

Đối với mặt hàng xăng dầu, điều chỉnh tăng từ 3.000 đồng/lít lên 4.000 đồng/lít

Đối với dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức 2.000 đồng/lít

Dầu mazut, dầu nhờ tăng từ 900 đồng/lít lên mức 2.000 đồng/lít

Dầu hỏa tăng từ 300 đồng/lít lên mức 1.000 đồng/lít

Than antraxit tăng từ 2.000 đồng/tấn lên 30.000 đồng/tấn

Than nâu, than mỡ, than đá khác tăng từ 10.000 đồng/tấn lên 15.000 đồng/tấn

Dung dịch HCFC tăng từ 4.000 đồng/kg lên 5.000 đồng/kg

Túi nilon thuộc diện chịu thuế tăng từ 40.000 đồng/kg lên mức 50.000 đồng/kg.

Các loại thuốc thuộc loại hạn chế sử dụng như thuốc trừ mối, thuốc diệt cỏ,… vẫn giữ mức thuế như trước đây. Cụ thể: Thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho là 1.000 đồng/kg, thuốc diệt cỏ là 500 đồng/kg.

Trên đây là một số thông tin về thuế bảo vệ môi trường. Luật Trung Tín nhận tư vấn, hỗ trợ mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề pháp lý trong và ngoài nước. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật Trung Tín xin vui lòng liên hệ qua:

Hotline: 0989 232 568Email: luattrungtin@gmail.com

Xem thêm: Quy định về thuế môn bài, cùng tìm hiểu những quy định mới nhất

Tư vấn miễn phí