Thế nào là thuế xuất nhập khẩu?
Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các mặt hàng được phép xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam trong các trường hợp sau:
→ Khi hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép trao đổi, mua, bán, vay nợ với nước ngoài
→ Hàng hóa xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, của các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
→ Hàng hóa được phép xuất nhập khẩu vào khu chế xuất tại Việt Nam
→ Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu để làm hàng mẫu quảng cáo dự hội chợ triển lãm
→ Hàng hóa viện trợ hoàn lại và không hoàn lại
→ Hàng hóa vượt tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế mang theo người của cá nhân Việt Nam và người nước ngoài khi xuất khẩu, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới
→ Hàng hóa là quà biếu quà tặng vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức cá nhân ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hoặc gửi về cho các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam và ngược lại
→ Hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các công dân được nhà nước cử đi công tác lao động, học tập ở nước ngoài
→ Hàng hóa là tài sản di chuyển vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức, cá nhân nước ngoài xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam do hết thời hạn cư trú và làm việc tại Việt Nam.
Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu được quy định tại điều 4 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm:
→ Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu, tổ chức nhận ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa;
→ Cá nhân có hàng hóa xuất nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu biên giới Việt Nam.
Đối tượng được ủy quyền bảo lãnh và nộp thay thuế bao gồm:
→ Đại lý làm thủ tục hải quan (nếu trường hợp đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất nhập khẩu);
→ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế (trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng chịu thuế)
→ Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế)
Lưu ý: Thuế xuất nhập khẩu được nộp bằng đồng Việt Nam. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì đối tượng chịu thuế phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam được tính theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.
Về cách tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
→ Đầu tiên, bạn cần tính được trị giá tính thuế. Sau đó, các loại thuế sẽ được tính theo trình tự như sau:
-
- Thuế nhập khẩu xuất khẩu (nếu có)
- Thuế thu tiêu thụ đặc biệt
- Thuế bảo hộ chống bán phá giá
- Thuế bảo vệ môi trường
- Thuế giá trị gia tăng hàng nhập
→ Cộng tất cả các loại thuế trên sẽ ra tổng thuế phải nộp.
→ Cách tính các loại thuế xuất nhập khẩu như sau:
-
- Tính thuế nhập khẩu, xuất khẩu được tính bằng công thức:
- Thuế nhập khẩu/ xuất khẩu = Trị giá tính thuế x thuế suất
Trong đó: Trị giá tính thuế = Tiền hàng + Tiền cước vận chuyển quốc tế theo điều kiện giao hàng + Các khoản phải cộng + Thuế suất
Tùy thuộc vào mã hàng HS Code để tra ra mức thuế suất hoặc hàng hóa có ℅ ưu đãi sẽ áp dụng mức thuế suất của hàng hóa có % ưu đãi.
Về căn cứ tính thuế:
Đối với từng mặt hàng khác nhau có những căn cứ tính thuế khác nhau. Trong đó, được chia làm 3 dạng:
→ Đối với các mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm: căn cứ tính thuế được tính là số lượng từng mặt hàng thực tế ghi trong tờ khai hải quan; giá tính thuế từng mặt hàng; thuế suất từng mặt hàng
→ Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối: căn cứ tính thuế sẽ là số lượng từng mặt hàng thực tế ghi trong tờ khai hải quan. Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hóa
→ Đối với mặt hàng có sự thay đổi mục đích đã được miễn thuế, xét miễn thuế: căn cứ tính thuế được xác định là số lượng giá tính thuế và thuế suất tại thời điểm có sự thay đổi mục đích của mặt hàng đã được miễn thuế, xét miễn thuế.
Về thuế suất của hàng hóa:
Thuế suất được quy định cụ thể đối với từng mặt hàng, bao gồm: thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất ưu đãi thông thường.
Trong đó, điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt phải là:
→ Những mặt hàng được quy định cụ thể trong thỏa thuận đã ký giữa Việt Nam với nước nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế
→ Phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thỏa thuận
→ Phải là hàng hóa có xuất xứ từ nước nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam tham gia thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế
→ Đối với thuế suất ưu đãi thì áp dụng đối với các loại hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
→ Thuế suất thông thường áp dụng đối với các loại hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.
Để được hỗ trợ tốt nhất về dịch vụ thuế, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com
Xem thêm: Tư vấn thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành