Đăng ký bản quyền bài hát và những thông tin cần cập nhật

Đăng ký bản quyền bài hát ghi nhận quyền sở hữu trí tuệ của tác giả đối với tác phẩm của mình. Từ đó, tác giả có thể yêu cầu cơ quan nhà nước bảo hộ quyền của mình trong trường hợp bị xâm phạm một phần bài hát hoặc toàn bộ phận nhạc và lời của bài hát.

Làm thế nào để đăng ký bản quyền bài hát?

  • Đăng ký sở hữu trí tuệ một bài hát hát bài hỏi phải nắm vững những quy định của pháp luật. Vì vậy, để cung cấp thêm thông tin tới các bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các thủ tục cần phải thực hiện khi đăng ký phí bản quyền bài hát như sau:
  • Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một số thông tin về tác phẩm. Bao gồm: tên bài hát, thời gian hoàn thành, thời gian công bố, hình thức công bố của chủ sở hữu.
  • Tiếp theo bạn cần tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời, bạn cần công chứng một số giấy tờ tùy thân và giấy tờ có liên quan để hoàn thiện hồ sơ.
  • Sau khi đã soạn thảo hồ sơ đầy đủ, bạn tiến hành nộp hồ sơ tới trụ sở Cục Bản quyền tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
  • Sau đó, bạn phải liên tục cập nhật tình trạng hồ sơ để kịp thời sửa đổi nếu cơ quan nhà nước có yêu cầu. Đồng thời, bạn phải tiến hành nộp phí và nộp lệ phí theo quy định của nhà nước.
  • Thông thường, cá nhân, tổ chức sẽ gặp khó khăn ở bước thứ hai. Hầu như hồ sơ của người tự đăng ký thường bị thiếu sót hoặc không đúng theo mẫu pháp luật quy định. Như vậy, bạn cần thêm thông tin phải chuẩn bị một bộ hồ sơ như thế nào?

Hồ sơ đăng ký sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

  1. Tờ khai đăng ký bản quyền bài hát. Trong tờ khai này, bạn hãy mô tả sơ lược về nội dung bài hát thông tin tác giả và chủ sở hữu.
  2. Giấy đăng ký kinh doanh công ty hoặc chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/hộ chiếu của tác giả;
  3. Giấy cam đoan của tác giả về nội dung tác phẩm do mình tự sáng tác;
  4. Tuyên bố của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm. Trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu thì tuyên bố quyền của mình đối với tác phẩm;
  5. Quyết định giao việc (trong trường hợp tác giả là nhân viên của công ty) hoặc hợp đồng thuê (trong trường hợp người sáng tác không phải là nhân viên công ty và không phải chủ sở hữu)
  6. Hợp đồng chuyển nhượng (trong trường hợp chủ sở hữu thuê hoặc mua bài hát từ tác giả);
  7. 02 bản in bài hát hát trên khổ giấy A4.

Bạn lưu ý, bài hát được đăng ký dưới dạng bản quyền tác giả âm nhạc thể hiện ở dạng có lời, có nhạc nốt (gọi là ký tự âm nhạc), không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không chính diễn. Các hình thức thể hiện khác mặc dù không có lời mà chỉ có dạng nốt trong bản nhạc, trong các ký tự âm nhạc khác cũng được đăng ký dưới tác phẩm âm nhạc.

Đăng ký bản quyền bài hát ở đâu?

  • Cơ quan tiếp nhận và có trách nhiệm xử lý hồ sơ của bạn là Cục Bản quyền tác giả. Vậy sau khi đã thực hiện xong hồ sơ, bạn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện tới Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của cục tại Đà Nẵng Hồ Chí Minh để được tiếp nhận xử lý.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể để thuê dịch vụ đăng ký bản quyền tại công ty Luật Trung Tín. Dịch vụ đăng ký bản quyền bài hát của chúng tôi bao gồm: tư vấn thủ tục, làm hồ sơ, nộp hồ sơ, giải quyết các vấn đề phát sinh và nhận giấy chứng nhận quyền tác giả, chuyển giấy chứng nhận đến tận tay khách hàng.

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và mang đến những lợi ích tốt nhất cho bạn. Cam kết uy tín, chất lượng, nhanh chóng và chính xác.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua hai hình thức: Hotline: 0989 232 568Email: luattrungtin@gmail.com

Xem thêm: Những lợi ích khi đăng ký bản quyền tác giả

Tư vấn miễn phí