Đăng ký bản quyền website nhằm mục đích khẳng định quyền sở hữu với website đã đăng ký. Đồng thời, phân biệt giữa website này với website khác và bảo hộ chủ sở hữu website với bên thứ ba.
Lợi ích của việc đăng ký bản quyền website
Website là nơi cung cấp thông tin của công ty. Đồng thời, đây cũng là nơi cung cấp dịch vụ. Vì vậy, việc đăng ký sẽ đem đến những lợi ích sau đây cho chủ sở hữu:
- Được sử dụng độc quyền website đã đăng ký;
- Có quyền yêu cầu Nhà nước xử lý các hành vi vi phạm bản quyền website của đối thủ;
- Tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ trên website của công ty;
- Phát sinh quyền sở hữu trí tuệ, là cơ sở để nhà nước bảo hộ.
Đối tượng được nộp đơn
Việc đăng ký bản quyền có thể cho chủ sở hữu tiến hành hoặc chủ sở hữu có thể thuê công ty luật thay mình thực hiện nộp đơn đăng ký. Trong trường hợp này, chủ sở hữu và người nộp đơn phải làm văn bản quyền và nộp kèm trong hồ sơ đăng ký.
Cách thức đăng ký bản quyền website
Việc đăng ký tương ứng với thành phần cấu tạo website. Chúng ta đã biết, một website chủ yếu được cấu thành bởi hai loại là: giao diện và mã code. Vì thế việc đăng ký được chia làm hai cách:
- Cách thứ nhất: Đăng ký giao diện cho website dưới hình thức mỹ thuật ứng dụng;
- Cách thứ hai: Đăng ký mã code website dưới hình thức chương trình máy tính
- Bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức trên để đăng ký bản quyền của mình. Tuy nhiên, để phạm vi bảo hộ website toàn vẹn nhất bạn nên tiến hành đăng ký cả hai hình thức.
Hồ sơ đăng ký bản quyền áp dụng cho cá nhân, tổ chức
Như đã nói ở trên một website có hai hình thức đăng ký bản quyền. Vì vậy, sẽ có hai bộ hồ sơ khác nhau:
Hồ sơ đăng ký bản quyền giao diện website dưới hình thức mỹ thuật ứng dụng
- Đơn đăng ký bản quyền giao diện website
- Cam đoan của tác giả viết giao diện do mình sáng tạo ra, không sao chép của bất kỳ ai
- Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm (trong trường hợp tác giả kiêm chủ sở hữu)
- Quyết định của công ty giao việc cho tác giả tạo ra giao diện website (trong trường hợp công ty là chủ sở hữu, tác giả là nhân viên của công ty) hoặc hợp đồng thuê bên thiết kế giao diện website
- 02 bản in giao diện website trên giấy A4
- Bản sao chứng minh nhân dân/ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của tác giả
- Bản sao chứng minh thư hoặc căn cước công dân của chủ sở hữu (trong trường hợp là cá nhân) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp là pháp nhân).
Hồ sơ đăng ký bản quyền website dưới hình thức là chương trình máy tính
- Đơn đăng ký bản quyền chương trình máy tính
- 02 đĩa CD chứa mã code của website
- 02 bản in code website kèm theo giao diện trang chủ
- Quyết định giao việc cho nhân viên tạo code website (trong trường hợp tác giả là nhân viên của công ty) hoặc hợp đồng thuê ngoài thiết kế (trong trường hợp là bên thứ ba thiết kế tiến hành);
- Cam đoan của tác giả về việc tự viết code website không sao chép bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào;
- 01 bản in có công chứng/chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu của tác giả;
- 01 bản sao chứng minh thư nhân dân của chủ sở hữu website (trong trường hợp là cá nhân) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chủ sở hữu website (trong trường hợp là pháp nhân);
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. khách hàng sẽ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền hình thức giao diện website và code website tại Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Bạn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện. Để đảm bảo thành công bạn nên lựa chọn hình thức nộp trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức công ty luật.
Lưu ý: Để đăng ký, bạn phải tiến hành nộp đủ phí và lệ phí ý theo quy định của Nhà nước .
Nếu bạn còn khó khăn, vướng mắc hãy liên hệ với luật Trung Tín thông qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com
Xem thêm: Cấp lại giấy chứng nhận bản quyền tác giả do bị sáp nhập