Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
- Đề xuất dự án đầu tư ( hướng dẫn chi tiết tại nội dung bên dưới)
- Tài liệu của nhà đầu tư:
- Cá nhân: CMND/CCCD/Hộ chiếu (công chứng, chứng thực)
- Tổ chức: Quyết định thành lập/ĐKKD hoặc tài liệu có giá trị pháp lý tương đương khác
- Bản sao của một trong các tài liệu như sau:
- Báo cáo tài chính của nhà đầu tư là tổ chức trong 2 năm gần nhất
- Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ
- Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính
- Bảo lãnh về năng lực tài chính nhà đầu tư
- Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
- Giải trình về việc sử dụng công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức BCC
- Hợp đồng thuê mặt bằng hoặc đề xuất nhu cầu sử dụng đất (tùy từng trường hợp).
Trên đây là hồ sơ cấp phép thông thường và trường hợp xin quyết định chủ trương đầu tư tại Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với những trường hợp dự án đầu tư cần phải thẩm tra hoặc xin quyết định, chủ trương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ cần bổ sung thêm hồ sơ. Cụ thể như sau:
Trường hợp xin quyết định, chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ
Ngoài những tài liệu nêu trên, nhà đầu tư sẽ cần chuẩn bị thêm:
- Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có)
- Đánh giá sơ bộ tác động đối với môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường
- Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư
Trường hợp xin quyết định, chủ trương đầu tư của Quốc hội
Ngoài những tài liệu nêu trên, nhà đầu tư sẽ cần chuẩn bị thêm:
- Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có)
- Đánh giá sơ bộ tác động đối với môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường
- Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư
- Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù ( nếu có)
Lưu ý: Những trường hợp cần xin quyết định, chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh, Thủ tướng chính phủ, Quốc hội được quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33 Luật Đầu tư 2014. Nhà đầu tư có thể tham khảo quy định này để biết được dự án đầu tư của mình thuộc trường hợp nào.
Xem thêm: Hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài
Hướng dẫn về lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Mẫu Đề xuất dự án đầu tư, nhà đầu tư có thể tham khảo tại Mẫu I.2 đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư; Mẫu I.3 đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư quy định tại Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT quy đinh về biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Để lập một Đề xuất dự án đầu tư thì nhà đầu tư cần chuẩn bị những thông tin, tài liệu như sau:
1. Thông tin về nhà đầu tư:
Có hai trường hợp là nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư là tổ chức.
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân thì cần kê khai theo thông tin trên hộ chiếu và lý lịch tư pháp.
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức thì kê khai theo đăng ký kinh doanh (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) tại nước của nhà đầu tư. Thêm vào đó, cần kê khai thêm thông tin về người đại diện theo pháp luật của tổ chức đăng ký đầu tư.
2. Nội dung đề xuất dự án đầu tư bao gồm:
- Tên dự kiến của dự án đầu tư và địa điểm thực hiện dự án đầu tư
- Mục tiêu của hoạt động đầu tư. Ví dụ: Thực hiện quyền phân phối hàng hóa, xuất nhập khẩu, sản xuất hàng hóa…
- Quy mô của dự án đầu tư (dự kiến): Diện tích sử dụng mặt bằng (khai theo hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh), công suất thiết kế (theo số lượng sản phẩm hoặc giá trị tính một năm). Ví dụ một năm dự kiến là xuất khẩu 200.000 USD/năm; phân phối 2.000.000 sản phẩm/năm…
- Vốn đầu tư của dự án bao gồm tổng vốn đầu tư và nguồn vốn (vốn góp của nhà đầu tư và vốn vay)
- Thời hạn hoạt động của dự án
- Tiến độ thực hiện dự án:
- Thời gian dự kiến cho các nội dung công việc:
- Thực hiện thủ tục hành chính cấp phép đầu tư
- Lắp đặt các thiết bị, bàn ghế văn phòng, thiết bị, nhà xưởng, thuê lao động
- Chính thức hoạt động kinh doanh
- Nhu cầu về lao động: Số lượng lao động cần thiết để tiến hành dự án trên thực tế
- Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án: Nhà đầu tư cần đánh giá các vấn đề như sau:
- Đánh giá sơ bộ tác động của dự án tới môi trường (nếu có);
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án, thông thường sẽ lập các bảng biểu (dự kiến) như sau để thể hiện:
- Bảng tổng hợp doanh thu
- Phân tích tài chính
- Bảng tổng hợp chi phí
- Danh sách lao động – tiền lương
- Bảng dự trù lỗ lãi
- Bảng tổng hợp đóng góp ngân sách nhà nước.
3. Giải trình về việc đáp ứng điều kiện đầu tư:
- Nêu căn cứ pháp lý (phụ thuộc vào việc nhà đầu tư nước ngoài đến từ các quốc gia nào)
- Giải trình về tỷ lệ sử hữu vốn điều lệ
- Giải trình về hình thức đầu tư
- Giải trình về ngành nghề kinh doanh
- Giải trình về thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng
Từ đó kết luận nhà đầu tư có đủ điều kiện để đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam hay không.
Trên đây là hướng dẫn về hồ sơ và nội dung đề xuất của dự án đầu tư. Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể, cũng như quy mô đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài mà việc giải trình cũng như hồ sơ cần cung cấp sẽ khác nhau. Chính vì vậy, để biết thêm thông tin chi tiết về ngành nghề kinh doanh của mình cần chuẩn bị những gì. Xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Trung Tín để nhận được tư vấn phù hợp.
Dịch vụ tư vấn hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Luật Trung Tín
- Tư vấn về những quy định của pháp luật liên quan đến đăng ký đầu tư
- Hướng dẫn về chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầu tư
- Luật Trung Tín sẽ trực tiếp soạn thảo một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho quý khách hàng
- Đại diện quý khách hàng làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Nhận kết quả và bàn giao kết quả cho quý khách hàng.
Luật Trung Tín cam kết chất lượng dịch vụ, đảm bảo về tiến độ thực hiện công việc cho khách hàng.
Vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Trung Tín theo thông tin sau để nhận được hỗ trợ ngay hôm nay:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com