Công ước này theo nguyên tắc đối xử quốc gia theo đó mỗi nước tham gia phải bảo hộ công dân của các nước tham gia khác tương tự như công dân của nước mình. Ngoài ra, công dân của nước không tham gia công ước cũng được bảo hộ theo công ước, nếu công dân này đang cư trú hoặc có cơ sở công nghiệp hay thương mại đang kinh doanh có hiệu quả tại lãnh thổ của nước tham gia công ước.
Nội dung của Công ước Paris bảo hộ sở hữu công nghiệp
- Nội dung công ước có điều khoản quy định trong thủ tục ưu tiên cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, mô hình hữu ích, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp.
- Quyền ưu tiên được thể hiện trên cơ sở chủ thể có đơn xin cấp bằng sáng chế đầu tiên ở một quốc gia tham gia công ước, sau một thời gian, chủ thể có đơn xin được bảo hộ tại bất kỳ quốc gia nào tham gia công ước, thì đơn xin bảo hộ này được coi như đã nộp cùng ngày nộp đơn lần đầu.
- Một số nguyên tắc của công ước Paris được thể hiện như sau:
1. Đối với bằng phát minh, sáng chế được cấp ở các nước tham gia công ước khác cho cùng một phát minh mang tính độc lập:
- Nguyên tắc này được hiểu là việc cấp bằng ở một nước tham gia công ước Paris không bắt buộc các nước khác tham gia công ước phải cấp bằng phát minh, sáng chế.
- Khi được cấp bằng phát minh, sáng chế thì người sáng tạo ra phát minh, sáng chế được ghi tên mình trong văn bằng bảo hộ.
2. Đối với nhãn hiệu:
- Công ước Paris không điều chỉnh điều kiện nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu, mà thủ tục này thuộc luật của mỗi quốc gia tham gia công ước điều chỉnh.
- Nhưng trong trường hợp một nhãn hiệu đã đăng ký hợp lệ ở nước xuất xứ, thì nhãn hiệu này được chấp nhận nếu có đơn xin bảo hộ do chủ thể yêu cầu. Khi đơn xin bảo hộ này được chấp nhận thì nhãn hiệu này được bảo hộ dưới hình thức nguyên bản như tại quốc gia thành viên khác khi có yêu cầu.
- Tuy vậy, không phải mọi trường hợp chủ thể có đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại một quốc gia tham gia công ước Paris đều được chấp nhận.
3. Đối với kiểu dáng công nghiệp:
- Phải được bảo hộ tại từng quốc gia tham gia công ước
- Việc bảo hộ có thể bị từ chối, nếu các bộ phận cấu thành kiểu dáng công nghiệp không được tạo ra tại quốc gia tham gia công ước.
4. Đối với tên thương mại:
- Việc bảo hộ được thực hiện ở từng quốc gia thành viên của công ước, mà không phải nộp đơn hay đăng ký.
- Theo nguyên tắc của Công ước Paris, thì mỗi nước là thành viên đều có nghĩa vụ, biện pháp chống lại hành vi sử dụng trực tiếp hay gián tiếp các dấu hiệu sai về nguồn gốc của hàng hóa hoặc đặc điểm của người sản xuất, người tạo ra sản phẩm hay thương nhân.
- Hơn nữa, nhằm giữ gìn môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh và văn minh thương mại, nguyên tắc của Công ước Paris yêu cầu các nước thành viên có nghĩa vụ bảo hộ có hiệu quả trong việc chống cạnh tranh không lành mạnh.
Xem thêm: Một số lĩnh vực quan trọng cần được bảo hộ sở hữu trí tuệ