1. Nhà hàng kinh doanh rượu theo hình thức nào?
Xin giấy phép kinh doanh rượu cho nhà hàng hay còn hỏi rằng: Nhà hàng bán rượu để khách sử dụng có cần phải xin giấy phép kinh doanh rượu không? Và phải xin giấy phép kinh doanh rượu gì?
Tuy nhiên, để bắt đầu, các nhà hàng phải đáp ứng được các quy định của pháp luật, thường được gọi là những điều kiện bắt buộc nhằm đảm bảo sự an toàn khách hàng.
Dựa vào đặc điểm kinh doanh, chúng ta có thể thấy rằng, bản chất kinh doanh rượu của nhà hàng là bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
2. Một số loại giấy tờ khác Nhà hàng cần lưu ý
Một số giấy tờ cần phải xin phép như:
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh ăn uống
- Giấy xác nhận an ninh trật tự
- Giấy phép chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy
- Giấy xác nhận bảo vệ môi trường
- Các loại giấy tờ xác nhận đã đăng ký công bố thực phẩm
- Hoặc hợp đồng mua bán thực phẩm với các bên khác…
Như ta đã thấy, có nhiều loại giấy phép cần phải xin cấp đúng không ạ? Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng, vì tính đặc thù của nhà hàng nên việc quy định như vậy là cần thiết.
3. Nội dung xin cấp phép
Và một trong những loại giấy tờ mang tính quyết định, chính là Giấy phép kinh doanh rượu được cấp cho nhà hàng khi cung cấp trực tiếp dịch vụ đồ uống. Tuy nhiên, chúng ta cần phải xác định xem trong trường hợp này sẽ phải xin giấy phép kinh doanh rượu cụ thể nào? Và muốn biết được điều này thì sẽ phải căn cứ vào quy định của pháp luật.
Theo Nghị định 105/2017/NĐ – CP của Chính phủ về kinh doanh rượu thì có một số loại Giấy phép sau:
STT |
LOẠI GIẤY PHÉP |
CƠ QUAN CẤP PHÉP |
1 |
Giấy phép sản xuất rượu | – Từ 3 triệu lít trở lên: Bộ Công thương
– Dưới 3 triệu lít: Sở công thương các tỉnh, TP trực thuộc TW – Bán rượu thủ công dùng để mục đích kinh doanh: UBND các cấp quận, huyện |
2 |
Giấy phép phân phối rượu | Bộ Công thương |
3 |
Giấy phép bán buôn rượu | Sở Công thương các tỉnh, TP trực thuộc TW |
4 |
Giấy phép bán lẻ rượu | Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế – Hạ tầng các huyện |
5 |
Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ | Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế – Hạ tầng các huyện |
Theo Điều 3 của Nghị định này thì “ Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại địa điểm bán hàng”. Như vậy, khi kinh doanh nhà hàng và đồng thời thực hiện việc bán rượu cho khách hàng uống trực tiếp. Nhà hàng sẽ phải xin Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
4. Về điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
- Cơ sở/địa điểm kinh doanh được thành lập hợp pháp
- Địa điểm kinh doanh thuộc quyền sở hữu hoặc có xác lập thuê/mượn địa điểm theo quy định
- Rượu kinh doanh phải được mua bởi các đơn vị sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ đã được cấp phép
- Đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường, an toàn PCCC
5. Về thành phần hồ sơ cần chuẩn bị:
Để được cấp phép thì cơ sở kinh doanh nhà hàng ăn uống phải đáp ứng đầy đủ các loại giấy tờ, tài liệu cần thiết sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( Chứng nhận hộ kinh doanh, doanh nghiệp)
- Bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh hợp pháp hoặc hợp đồng thuê, mượn địa điểm đó
- Bản sao chứng thực hợp đồng mua bán rượu với các thương nhân sản xuất/phân phối/bán buôn/bán lẻ rượu
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đảm bảo các điều kiện về PCCC, bảo vệ môi trường theo quy định.
Trên đây là một số nội dung liên quan đến việc xác nhận cơ sở kinh doanh nhà hàng cần phải xin giấy phép kinh doanh rượu để được quyền bán rượu cho người tiêu dùng. Trường hợp Quý khách có nhu cầu hoạt động nhà hàng, và cần tư vấn về các vấn đề liên quan, hãy liên hệ với Luật Trung Tín để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ:
Hotline: 0989 232 568
Email: luattrungtin@gmail.com
Trân trọng!