Cơ sở pháp lý quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
- Luật đầu tư số 67/2014/QH13 quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
- Nghị định 93/2016 quy định về các điều kiện sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam
- Nghị định 155/2018 sửa đổi một số hướng dẫn liên quan đến điều kiện đầu tư kinh lĩnh vực y tế.
Các điều kiện hoạt động và điều kiện để được cấp giấy phép
- Cơ sở phải được thành lập hợp pháp
Điều kiện về nhân sự:
- Người phụ trách quy trình sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau:
- Sinh – Hóa học,
- Dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan nhằm đảm bảo khả năng tổ chức, quản lý hay giải quyết sự cố.
Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Có địa điểm hoạt động với diện tích nhà xưởng và trang thiết bị phù hợp với dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu.
- Tách biệt kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói với sản phẩm thành phẩm
- Có khu vực riêng để bảo quản, xử lý các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi hoặc bị trả lại.
Hệ thống quản lý chất lượng theo luật định:
- Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt các yêu cầu đã được quy định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống
- Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm riêng lẻ
- Có đội ngũ kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói
- Có đội ngũ kiểm tra chất lượng để kiểm tra sản phẩm thành phẩm
Quy trình giải quyết thủ tục xin cấp giấy
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Thời hạn cấp phép: Trong thời hạn 30 ngày, Sở y tế có trách nhiệm thực hiện những việc sau:
- Thẩm định hồ sơ theo quy định cuỷa pháp luật
- Kiểm tra cơ sở của đơn vị đề nghị cấp phép sản xuất mỹ phẩm
- Cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu.
Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện để được cấp phép
- Sở Y tế hướng dẫn cho doanh nghiệp những vấn đề chưa hợp lệ để doanh nghiệp khắc phục
- Trong vòng 15 ngày kể từ ngày doanh nghiệp thông báo khắc phụ xong. Sở Y tế kiểm tra phải trả lời bằng văn bản về kết quả kiểm tra.
- Sở Y tế có quyền tổ chức kiểm tra lại cơ sở trong trường hợp thực sự cần thiết.
- Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Sở y tế ban hành văn bản yêu cầu khắc phục. Nhưng doanh nghiệp không thực hiện. Hồ sơ đã nộp để xin cấp phép không còn giá trị.
Thành phần hồ sơ xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Sau khi xác định có đủ nguồn lực đáp ứng các điều kiện nêu trên, doanh nghiệp chuẩn bị các tài liêu, giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
- Bản vẽ sơ đồ chi tiết toàn bộ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất
- Danh mục thiết bị, vật dụng hiện có của cơ sở sản xuất. Đảm bảo rằng, các thiết bị này đủ để vận hành tất cả các công đoạn để tạo nên sản phẩm thành phẩm.
Có thể bạn quan tâm: Hồ sơ xin giấy phép xây dựng, tư vấn hoàn thiện từ A-Z
Dịch vụ tư vấn xin cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm tại Luật Trung Tín
- Tư vấn thủ tục thành lập công ty trong trường hợp cá nhân, tổ chức chưa đăng ký doanh nghiệp
- Tư vấn bổ sung ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm nếu trong danh mục ngành nghề của doanh nghiệp chưa có
- Tư vấn các nội dung liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam
- Biên soạn hồ sơ xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
- Đại diện nộp, theo dõi, sửa đổi bổ sung hồ sơ nếu có yêu cầu
- Đại diện nhận kết quả và bàn giao giấy phép gốc, các tài liệu liên quan cho khách hàng
- Cung cấp dịch vụ công bố mỹ phẩm khi khách yêu cầu
- Hỗ trợ khách hàng trong trường hợp cần phải điều chỉnh thông tin trên giấy phép
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Khi cần sự hỗ trợ tư vấn, hãy liên hệ với Luật Trung Tín theo:
Hotline: 0989.232.568 – Email: luattrungtin@gmail.com