Trong cuộc sống chúng ta thường nghe về tư cách đại điện, như: Tôi là A đại diện cho ông B để thực hiện việc C. Có nghĩa là, ông A thay mặt ông B để làm những công việc mà đúng ra ông B phải làm. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà ông B không thực hiện được. Đối với hoạt động quản lý của công ty cũng vậy. Khi tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Công ty phải có một người thay mặt công ty, lấy tư cách của công ty để tham gia vào mọi hoạt động nhằm phát triển doanh nghiệp. Vậy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được luật định như thế nào?
Xem thêm: Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Luật Trung Tín dựa trên các quy định của pháp luật sẽ trình bày một số nội dung liên quan đến vấn đề này. Cụ thể như sau:
Khái niệm về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Theo đó, Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 đã có khái niệm như sau: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Vậy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người thay mặt công ty thực hiện các quan hệ pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp”.
Như vậy, người đại diện ở đây phải là một cá nhân riêng lẻ. Cá nhân đó, với tư cách pháp lý của mình sẽ tự động hoặc theo điều hành của doanh nghiệp, tham gia vào mọi hoạt động của doanh nghiệp. Những giao dịch của doanh nghiệp là rất nhiều. Đơn cử như:
- Lên kế hoạch phát triển kinh doanh cho công ty
- Đại diện thuê mặt bằng, kho bãi, quyết định mua sắm trang thiết bị phục vụ kinh doanh
- Thuê lao động, nhân công và cũng có quyền ra quyết định sa thải lao động
- Quyết định các vấn đề liên quan đến tiền lương, bảo hiểm
- Thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến thuế của doanh nghiệp
- Đại diện doanh nghiệp ký kết hợp đồng
- Tham gia vào hoạt động marketing, truyền thông thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của công ty…
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty nếu có tranh chấp tại Tòa án, trọng tài thương mại.
- Các công việc khác phát sinh xuyên suốt quá trình hoạt động của công ty.
Đặc điểm pháp lý của người đại diện theo pháp luật của công ty
Thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách đầy đủ và trung thực, cẩn trọng, tốt nhất. Qua đó, bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.
Chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật doanh nghiệp.
Có thể nói rằng, người đại diện chính là bộ mặt của công ty. Thông qua hoạt động quản lý, kết giao với khách hàng, đối tác. Sẽ không nói quá khi cho rằng, người đại diện là ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối cho mọi hoạt động của công ty. Vì vậy, pháp luật cũng trao cho người đại diện những quyền năng và những trách nhiệm cụ thể. Qua đó cụ thể hóa vai trò của người này trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.