Để giúp doanh nghiệp có những thông tin quan trọng liên quan đến thủ tục công bố mỹ phẩm. Cũng như việc cần phải làm những gì để có được kết quả như ý. Dưới đây, Luật Trung Tín sẽ đưa ra một số ý kiến pháp lý, bao gồm những quy định mà pháp luật quy định hiện hành nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về thủ tục phức tạp này.
Giấy phép công bố mỹ phẩm do cơ quan nào cấp?
- Một trong những văn bản pháp luật quy định cụ thể nhất về thủ tục công bố mỹ phẩm là Thông tư 06/2011/TT-BYT ( Thông tư về quản lý mỹ phẩm). Tuy nhiên, trong thông tư không quy định cụ thể là cơ quan nào là cơ quan trực tiếp thụ lý, giải quyết mà chỉ nói chung là Cục quản lý dược.
- Qua quá trình tham gia, tư vấn hỗ trợ giải quyết, chúng tôi xác định cơ quan trực tiếp giải quyết là Phòng Quản lý mỹ phẩm, một trong những cơ quan trực thuộc Cục Quản lý dược. Cơ quan này sẽ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các vấn đề liên quan đến công bố mỹ phẩm.
- Như vậy, trong quá trình kinh doanh, khi gặp phải các vướng mắc phát sinh từ giấy phép công bố mỹ phẩm. Doanh nghiệp có thể liên hệ với cơ quan này để yêu cầu giải quyết và tháo gỡ các vướng mắc ấy.
Giấy phép công bố mỹ phẩm bao gồm các thông tin gì?
- Kết cấu của giấy phép công bố mỹ phẩm được chia thành các phần khác nhau. Mỗi phần sẽ ghi nhận một loại thông tin cụ thể, thông qua đó giúp doanh nghiệp và cơ quan quản lý nắm bắt được các thông tin cần thiết để theo dõi, kiểm tra và lưu trữ. Các phần đó là:
1. Phần dành cho cơ quan quản lý ghi nhận các thông tin về:
- Số phiếu tiếp nhận
- Ngày cấp phiếu tiếp nhận
- Con dấu cơ quan cấp phép, chữ ký và chức danh của người có thẩm quyền ký
- Ghi nhận thời hạn của giấy phép.
2. Thông tin sản phẩm ghi nhận các thông tin như:
- Tên nhãn hàng và tên sản phẩm
- Danh sách các dạng hoặc màu
- Dạng sản phẩm
- Dạng sản phẩm khác
- Mục đích sử dụng
- Dạng trình bày
- Thông tin về nhà sản xuất/đóng gói
- Ghi nhận tên công ty sản xuất
- Ghi nhận tên công ty đóng gói
3. Thông tin về tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường
- Được hiểu là đơn vị đứng trên trong hợp đồng thương mại, có quyền phân phối hàng hóa và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa. Doanh nghiệp này thường được xác định thông qua thư ủy quyền của nhà sản xuất.
4. Thông tin về người đại diện theo pháp luật của công ty
- Người này được hiểu là người có thẩm quyền ký vào phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
5. Danh sách thành phần
- Là tổng thể các chất với phần trăm nhất định tạo nên công dụng của sản phẩm.
6. Mục cam kết
- Đó là cam kết về chất lượng, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Chấp nhận bị xử phạt nếu sản phẩm không gây phương hại tới người tiêu dùng. Chấp nhận bị thu hồi các sản phẩm không đạt chất lượng, gian dối trong hoạt động kinh doanh…
Luật Trung Tín giúp khách hàng xin giấy phép công bố mỹ phẩm
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục, hồ sơ công bố mỹ phẩm
- Trực tiếp hỗ trợ xây dựng các giấy tờ như CFS, POA
- Cung cấp dịch vụ công bố mỹ phẩm khi khách có yêu cầu
- Soạn thảo giấy công bố mỹ phẩm
- Đại diện doanh nghiệp nộp, xử lý và giao dịch với cơ quan nhà nước cho đến khi có kết quả
- Giúp khách hàng làm công văn giải tỏa hàng mẫu
- Hỗ trợ khách hàng đánh giá sơ bộ về khả năng cạnh tranh của nhãn hàng, thương hiệu dự kiến nhập khẩu hoặc sản xuất.
Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin sau:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com