Doanh nghiệp sẽ luôn là một phần và phải là một phần có trách nhiệm rất cao khi xác định sứ mệnh tiên phong trong việc chống biến đổi khí hậu nhằm đưa trái đất về đúng với những gì vốn có. Do đó, phát triển kinh tế cần phải song song với việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Xem thêm: Chứng nhận ISO 14001:2015 và điều kiện cấp chứng nhận ISO 14001:2015
Hơn bất kỳ yếu tố nào, việc quy chuẩn việc tổ chức quản lý quy trình sản xuất, hoạt động kinh doanh theo tiêu chuẩn đáp ứng phát triển môi trường một cách an toàn sẽ cần phải được khuyến nghị và xếp trên tất cả các mục tiêu nào đó.
Vậy các bước thực hiện là gì? Mỗi bước có những nội dung nào cần quan tâm? Luật Trung Tín sẽ giới thiệu ngay sau đây để tất cả quý vị có thể tham khảo nội dung cụ thể.
Bước 1. Đăng ký chứng nhận với tổ chức chứng nhận là bước đầu tiên của quy trình chứng nhận ISO 14001:2015
Doanh nghiệp cần phải làm việc với một đơn vị hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực chứng nhận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động. Để thực hiện bước đi này, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thật kỹ hồ sơ pháp lý, thẩm quyền tiếp nhận và năng lực chứng nhận của tổ chức đó.
Trường hợp không xác định được thì doanh nghiệp nên tìm đến các đơn vị tư vấn luật. Đội ngũ chuyên gia của đơn vị đó sẽ có phương pháp tiếp cận và khai thác thông tin phù hợp để xác định nhanh hơn tổ chức chứng nhận.
Việc đánh giá chứng nhận sẽ được hai bên thỏa thuận qua sự thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng chứng nhận.
Bước 2: Xem xét thông tin doanh nghiệp cung cấp và thiết lập kế hoạch đánh giá chứng nhận
Bộ phận chuyên môn của tổ chức chứng nhận sẽ tiếp nhận được thông tin và yêu cầu của Doanh nghiệp. Bộ phận này ngay sau đó có trách nhiệm thẩm định sơ bộ hồ sơ để lập thông tin và ghi nhận các yêu cầu của doanh nghiệp trong phiếu tiếp nhận.
Mục tiêu của kế hoạch đánh giá chủ yếu bao gồm các thông tin doanh nghiệp cung cấp làm tiền đề xây dựng nội dung chứng nhận. Kế hoạch đánh giá ban đầu sẽ giúp doanh nghiệp chủ động việc chuẩn bị các nội dung đánh giá.
Bước 3: Đánh giá hạng mục tài liệu và đánh giá chứng nhận tại hiện trường
Việc đánh giá chứng nhận sẽ trải qua hai bước cơ bản. Thứ nhất là xem xét hệ thống tài liệu của Doanh nghiệp. Thứ hai là đánh giá thực tiễn tại nhà xưởng sản xuất, nơi doanh nghiệp kinh doanh…
Sắp xếp các chuyên gia có chuyên môn sẽ xem xét các tài liệu, quy trình, hướng dẫn sản xuất, tổ chức… và thực tế sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm xác định sự phù hợp với các điều khoản trong tiêu chuẩn của Quy trình chứng nhận ISO 14001:2015
Các chuyên gia đánh giá sẽ thực hiện việc đánh giá theo nguyên tắc khách quan, độc lập, trung thực và tuân thủ các quy định của pháp luật về đánh giá chứng nhận.
Bước 4: Giai đoạn thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 14001:2015
Các chuyên gia sẽ tổng hợp toàn bộ có trong hồ sơ và các tài liệu khảo sát cơ sở thực tế. Sau đó, dựa trên các tài liệu này đối chiếu vào các quy định của pháp luật để xác định khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của doanh nghiệp. Sau khi đã có kết quả đánh giá của chuyên gia đánh giá chứng nhận một cách khách quan và đầy đủ nhất. Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc cấp giấy chứng nhận ISO 14001:2015 cho doanh nghiệp. Thời hạn của giấy chứng nhận là 03 (ba) năm với thời hạn giám sát tối thiểu là 12 tháng/lần.
Bước 5: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại theo quy trình chứng nhận ISO 14001:2015
Được cấp giấy chứng nhận ISO 14001:2015 là một chuyện, nhưng để duy trì toàn bộ hệ thống hoạt động là một câu chuyện hoàn toàn khác. Điều này được so sánh đơn thuần như xây dựng ngôi nhà với chăm sóc bảo vệ ngôi nhà của ai đó. Nếu không duy trì được sự ổn định, thường xuyên kiểm tra, nâng cấp, tu sửa thì ngôi nhà sẽ dần dần bị mất đi các giá trị về mặt chất lượng vốn có từ ban đầu.
Đương nhiên, trong việc đánh giá giám sát lại là việc của tổ chức chứng nhận. Nhưng đó chưa phải là vai trò quan trọng nhất. Mà cần phải hiểu rằng, doanh nghiệp được chứng nhận cần phải tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn đã cam kết và được ghi nhận trong giấy chứng nhận. Kết quả thành công trong trường hợp này sẽ chỉ đạt được khi cả hai bên, bên chứng nhận và bên được chứng nhận sẽ hỗ trợ và chủ động thông báo cho nhau những thông tin cần thiết. Từ đó mới đảm bảo được sự phát triển ổn định, lâu dài và là cơ sở để phát huy các giá trị mà các bên đã dày công xây dựng.
Vậy thời gian giám sát xảy ra vào lúc nào? Câu trả lời sẽ là 02 lần và rơi vào năm thứ hai và năm thứ ba trong thời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận. Sau ba năm, bên chứng nhận sẽ thực hiện việc đánh giá lại và cấp giấy chứng nhận ISO 14001:2015 mới cho doanh nghiệp.