Có thể bạn quan tâm: Quyền của nhà nước đối với đất đai được quy định như thế nào?
Nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai
- Thực hiện ban hành văn bản QPPL về quản lý, sử dụng đất đai, đồng thời tổ chức thực hiện văn bản đó.
- Có trách nhiệm xác định địa giới hành chính, lập, quản lý tổng thể hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
- Thực hiện khảo sát, đo đạc, lập các bản đồ địa chính, các bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên đất; thực hiện điều tra xây dựng giá đất.
- Thực hiện quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thực hiện quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Thực hiện quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
- Thực hiện đăng ký đất đai, thiết lập và quản lý hồ sơ địa chính, thực hiện việc cấp GCNQSDĐ, QSHN và các TSKGLVĐ.
- Thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai.
- Thực hiện xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
- Thực hiện quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
- Thực hiện quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
- Có trách nhiệm giải quyết tranh chấp về đất đai; thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
- Thực hiện quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai theo cấp
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi toàn quốc.
- Bộ Tài nguyên & Môi trường là cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trên cả nước.
- Các Bộ và các cơ quan ngang bộ có liên quan tùy theo phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai.
- UBND các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền đã được quy định tại Luật Đất đai.
Hệ thống cơ quan quản lý đất đai
- Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai, theo luật được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.
- Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở TW thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Các cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập theo tỉnh tỉnh, thành phố trực thuộc TW và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Các Tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn thuộc quận, huyện
- Ở mỗi xã/phường/thị trấn sẽ có công chức chịu trách nhiệm làm công tác địa chính.
- Công chức địa chính thuộc xã/phường/thị trấn có trách nhiệm giúp UBND cấp xã/phường/thị trấn trong việc quản lý đất đai tại địa phương.
Trách nhiệm của Nhà nước về xây dựng, cung cấp thông tin đất đai
- Quản lý và xây dựng hệ thống thông tin đất đai, đồng thời bảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức và cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai.
- Thực hiện trách nhiệm công bố kịp thời, công khai các thông tin thuộc hệ thống thông tin đất đai cho các tổ chức, cá nhân. Trừ những thông tin thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện lập và thông báo quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp trong sử dụng đất đai.
- Các cơ quan nhà nước chuyên ngành và có liên quan, người có thẩm quyền trong quản lý và sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo mọi điều kiện, thực hiện cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số nội dung liên quan đến trách nhiệm của nhà nước trong quản lý đất đai. Để tìm hiểu thêm, quý khách hãy liên hệ tới Luật Trung Tín để yêu cầu giải đáp.