Điều tra cơ bản về đất đai thuộc thẩm quyền của ai?

Đây là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng trong công cuộc quản lý của nhà nước đối với đất đai trên toàn quốc. Với vị trí, vai trò của mình, ngoài những quyền hạn và trách nhiệm to lớn của nhà nước thì cũng cần phải hiểu rằng, điều tra cơ bản về đất đai sẽ góp phần chỉ ra những mặt tích cực, tìm ra những hạn chế và những mặt tiêu cực của các hoạt động sử dụng và quản lý đất đai.

Xem thêm: Quyền của nhà nước đối với đất đai được quy định như thế nào?

Luật Trung Tín trân trọng gửi đến quý bạn đọc các nội dung chính thuộc về quy định “ Điều tra cơ bản về đất đai – thẩm quyền điều tra và các hoạt động điều tra cụ thể”.

Xác lập và chỉnh lý bản đồ địa chính

  • Việc đo đạc và xác lập bản đồ địa chính được thực hiện một cách chi tiết đến từng thửa đất ( to hoặc nhỏ) theo đơn vị hành chính ở địa phương.
  • Việc chỉnh lý (Điều chỉnh) bản đồ địa chính được thực hiện khi nhận ra có sự thay đổi về hình dạng/kích thước/diện tích thửa đất thông qua kiểm tra hoặc báo cáo của cá nhân, tổ chức và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung của bản đồ địa chính.
  • Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định việc xác lập và chỉnh lý, thực hiện quản lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước. Đồng thời ban hành các quy định về điều kiện hành nghề đo đạc địa chính.
  • UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc TW tổ chức thực hiện việc xác lập, chỉnh lý & quản lý bản đồ địa chính ở các địa phương.

Hoạt động điều tra & đánh giá đất đai

Đây là nội dung chính của bài viết mà Luật Trung Tín đặt trọng tâm. Về phần này sẽ chia thành 2 phần chính: Một là các hoạt động về điều tra, đánh giá đất đai, và hai là Các nội dung về điều tra, dánh giá đất đai.

  • Các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai bao gồm các nội dung sau đây:

    • Thực hiện điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai
    • Thực hiện điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất
    • Thực hiện điều tra, phân hạng đất nông nghiệp
    • Thực hiện thống kê và kiểm kê đất đai
    • Thực hiện điều tra, thống kê giá đất và theo dõi biến động về giá đất
    • Thực hiện việc xây dựng, duy trì hệ thống quan trắc giám sát các tài nguyên đất.
  • Nội dung về điều tra, đánh giá đất đai bao gồm các nội dung:

    • Thực hiện lấy mẫu, phân tích, thực hiện thống kê số liệu quan trắc đất đai
    • Thực hiện việc xây dựng bản đồ về chất lượng của đất, tiềm năng của đất đai, xây dựng bản đồ thoái hóa đất, tình trạng ô nhiễm đất, phân hạng các loại đất nông nghiệp, các loại giá đất
    • Thực hiện việc xây dựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất, về tiềm năng đất đai, về sự thoái hóa đất, tình trạng ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp và giá đất;
    • Thực hiện việc xây dựng báo cáo thống kê, hoạt động kiểm kê đất đai, xác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thực hiện báo cáo về giá đất và các biến động giá đất.
điều tra cơ bản về đất đai

Hoạt động kiểm kê đất đai được diễn ra 5 năm một lần

Quá trình tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai

  • Trách nhiệm thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường:
  • Thực hiện tổ chức và công bố công khai kết quả điều tra, đánh giá đất đai trong cả nước, ở các vùng theo định kỳ 05 năm một lần và theo chuyên đề một cách có kế hoạch.
  • Thực hiện chỉ đạo việc thực hiện hoạt động điều tra, đánh giá đất đai trong các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
  • Thực hiện hoạt động tổng hợp, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai trong phạm vi cả nước.
  • UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm thực hiện tổ chức và công bố kết quả hoạt động điều tra, đánh giá đất đai của địa phương. Sau đó, gửi thông tin kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
  • Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định hoạt động điều tra, đánh giá đất đai. Đồng thời quy định điều kiện về năng lực của đơn vị thực hiện điều tra, đánh giá đất đai đảm bảo đúng pháp luật.

Trách nhiệm thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

  • Theo quy định thì thống kê, kiểm kê đất đai bao được chia thành hai dạng: Thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ (thông thường) và kiểm kê đất đai theo chuyên đề ( theo dự án, kế hoạch).

Thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ có nội dung như sau:

  • Thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai theo đơn vị hành chính địa phương ( xã, phường, thị trấn)
  • Việc thống kê đất đai được tiến hành thường niên mỗi năm một lần. Trừ trường hợp năm đó thực hiện kiểm kê đất đai.
  • Việc kiểm kê đất đai được tiến hành 05 năm một lần theo quy định.
  • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xác lập 05 năm một lần gắn liền với hoạt động kiểm kê đất đai.

Thực hiện kiểm kê đất đai theo chuyên đề:

  • Việc kiểm kê đất đai theo chuyên đề Chủ yếu phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước theo quyết định của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ TN&MT.

Các cấp chịu trách nhiệm thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất:

  • Theo quy định, UBND các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương đó.
  • UBND cấp xã/phường/thị trấn, cấp huyện/quận báo cáo UBND cấp trên trực tiếp. UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc TW báo cáo Bộ TN&MT về thông tin cụ thể kết quả thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng địa phương.
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm có thể là chủ trì, có thể là phối hợp với UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc TW thực hiện thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh. Chịu trách nhiệm gửi báo cáo kết quả về Bộ TN&MT.
  • Bộ TN&MT tổng hợp các báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và thực hiện công bố kết quả thống kê đất đai theo chế độ hàng năm, thông báo kết quả kiểm kê đất đai 05 năm của cả nước.
  • Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định chi tiết việc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đảm bảo tuân thủ pháp luật.

Tư vấn miễn phí