Đây được xem là những thách thức to lớn mà rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới đang phải đối mặt. Những tác động tiêu cực của dịch covid-19 đã làm cho kinh tế thế giới đang bị rơi vào trạng thái tăng trưởng âm sau rất nhiều năm xây dựng, phát triển. Chúng tôi chia sẻ những mất mát to lớn này tới ông và công ty Thành Lộc. Và để có câu trả lời phù hợp với nội dung yêu cầu tư vấn của ông và công ty. Luật Trung Tín sẽ tóm lược và gửi các ý chính để ông và công ty có cơ sở thông tin cần thiết.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh theo quy định của luật doanh nghiệp
- Tạm ngừng kinh doanh được xem là một thủ tục hành chính nằm trong hệ thống pháp luật doanh nghiệp điều chỉnh. Thủ tục này được áp dụng khi một doanh nghiệp vì các lý do khách quan và có xu hướng kinh doanh không có lợi nhuận được tạo ra dẫn đến việc doanh nghiệp phải đi đến lựa chọn là tạm ngừng kinh doanh cho đến khi hoạt động kinh doanh có những bước thay đổi tích cực và đáng kể.
- Theo quy định, việc tạm ngừng kinh doanh sẽ phải thực hiện thông báo lên Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm bắt tình hình doanh nghiệp và thực hiện việc cho phép hoặc không cho phép ( Nêu lý do) doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Về quy trình thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh:
Doanh nghiệp sẽ thực hiện theo từng bước mà chúng tôi gợi ý, cụ thể như sau:
Bước 1. Xem xét tình hình kinh doanh của công ty
- Xét thấy giai đoạn này hoạt động kinh doanh của công ty không thuận lợi, có thể sẽ bị âm nếu tiếp tục đầu tư. Người đứng đầu doanh nghiệp hoặc các thành viên hoặc các cổ đông sẽ cùng nhau bàn bạc, xem xét và đưa ra Quyết định tạm ngừng kinh doanh.
Bước 2. Xây dựng hồ sơ tạm ngừng theo quy định gồm có một số giấy tờ sau:
- Biên bản họp và Quyết định tạm ngưng, ( Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH MTV không cần có biên bản họp)
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh ( Theo mẫu pháp luật quy định)
- Giấy ủy quyền để Luật Trung Tín thực hiện thay đổi cho doanh nghiệp
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông báo tạm ngừng
Bước 3. Nhận kết quả của Sở kế hoạch và đầu tư đồng ý cho phép doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.
- Đến đây là kết thúc giai đoạn thực hiện thủ tục tạm ngừng tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Bước tiếp theo cần phải xác định là: Tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp có tác động đến việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không? Nếu có thì tác động đó đến đâu, những trường hợp nào bị ảnh hưởng?
Quy định về tạm ngừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Khoản 1 Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
- Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi người sử dụng lao động gặp khó khăn bắt buộc phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh và dẫn đến việc người lao động, người sử dụng lao động không có khả năng tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng theo quy định.
- Khi hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm được nêu trên, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục thực hiện đóng bảo hiểm xã hội và thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù sẽ không phải tính lãi chậm đóng.
- Theo đó, trong các loại bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội cho các trường hợp thông thường. Chỉ được tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất nhưng vẫn sẽ phải hoàn thành việc này sau khi doanh nghiệp sẽ tiếp tục kinh doanh trở lại.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến nội dung mà ông Duy và công ty Thành Lộc đã gửi đến cho chúng tôi. Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ giúp ông và công ty có cơ sở thông tin để thực hiện các bước đi tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm: Các dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Luật Trung Tín