Chị Lan, công nhân của một công ty có xưởng sản xuất tại Khu Công Nghiệp Nam Thắng Long – Hà Nội vừa nhận được thông báo dừng đóng bảo hiểm theo quyết định của công ty. Lý do công ty đưa ra là tình hình kinh doanh khó khăn, công ty hoạt động không lợi nhuận và đang trong tình thế bị tăng trưởng âm. Vì vậy, công ty sẽ phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh một năm để chờ đợi thời điểm kinh doanh tốt hơn.
Chị Lan chia sẻ: “ Tôi sẵn sàng đồng ý dừng làm việc cho công ty trong một năm tới, vì công ty khó khăn cũng như mình khó khăn, nhưng việc đóng bảo hiểm xã hội của tôi sẽ phải giải quyết như thế nào? Không những tôi mà rất nhiều công nhân khác cũng có trăn trở như tôi. Kính mong Luật Trung Tín hỗ trợ và giúp chúng tôi tháo gỡ vướng mắc này”.
Cơ sở pháp lý về việc tạm dừng đóng báo hiểm xã hội bắt buộc
- Điều 88 Luật Bảo Hiểm xã hội 2014 đã có quy định về trường hợp này, cụ thể là tại điểm a khoản 1: “Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng”.
- Như vậy, có thể hiểu rằng, khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động thì dẫn tới việc tạm ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, sẽ không sản sinh ra lợi nhuận để chi trả lương, tiền đóng bảo hiểm và các chi phí khác cho người lao động. Tuy nhiên, theo quy định thì kể cả khi tạm dừng doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Doanh nghiệp chỉ được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất mà thôi. Đây là một trong những quy định cứng vì luật không quy định thêm phần “ trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Do vậy, cần phải xác định cụ thể kế hoạch để tạm ngừng doanh nghiệp và có phương án phù hợp để cả người lao động và người sử dụng lao động cùng đi đến một quyết định công bằng và có lợi cho tất cả các bên.
Các trường hợp tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Như đã phân tích ở trên, khi doanh nghiệp tạm dừng thì sẽ dẫn tới việc tạm dừng đóng bảo hiểm bắt buộc ở một số trường hợp rất cụ thể, đó là: Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Theo đó, Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP đã quy định như sau:
Những trường hợp tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất:
- Doanh nghiệp tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp những khó khăn khi thay đổi cơ cấu, thay đổi công nghệ hoặc nguyên nhân do khủng hoảng, tác động của suy thoái kinh tế hoặc phát sinh từ việc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
- Doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.
Quy định các điều kiện tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
Doanh nghiệp bị rơi vào một trong các trường hợp nêu trên sẽ được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Không thể bố trí được công ăn việc làm cho người lao động. Trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;
- Bị thiệt hại từ trên 50% tổng giá trị tài sản do ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
Trên đây là một số nội dung liên quan đến thủ các quy định về tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, Chị Lan sẽ vẫn tiếp tục được đóng công ty đóng tiền bảo hiểm xã hội kể cả khi doanh nghiệp thực hiện tạm dừng hoạt động. Luật Trung Tín mong rằng, những nội dung trên sẽ hỗ trợ các thông tin cần thiết cho chị Lan và những người có nhu cầu.
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn luật bảo hiểm xã hội miễn phí chuẩn quy định mới nhất