Thủ tục trả con dấu doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, con dấu được xem là tài sản quan trọng nhất khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể. Chúng ta có thể thấy điều này trên thực tế là khi doanh nghiệp phải lưu, cất giữ con dấu rất cẩn thận. Đối với những doanh nghiệp thành lập từ trước thời điểm Luật Doanh nghiệp 2014 còn hiệu lực, con dấu do cơ quan công an cấp, quản lý vì vậy khi áp dụng Luật Doanh nghiệp mới, khi doanh nghiệp giải thể thì phải thực hện thủ tục trả con dấu doanh nghiệp cho cơ quan công an đã cấp con dấu đó.

thủ tục trả con dấu doanh nghiệp

Việc trả con dấu phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định. Cụ thể như sau:

Đối với các doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an phụ trách địa bàn cấp, doanh nghiệp khi giải thể phải có trách nhiệm trả con dấu và Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an. Sau đó doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu”.

Thủ tục trả con dấu doanh nghiệp tại cơ quan công an

Sau khi hoàn thành các nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước, tiền lương, bảo hiểm đối với người lao động, các nghĩa vụ khác đối với các đối tác bạn hàng. Và đã được ghi nhận trong hồ sơ tại cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm. Bước tiếp theo, doanh nghiệp sẽ làm công văn kèm theo bộ hồ sơ để gửi lên cơ quan công an, nơi đã thực hiện việc cấp con dấu cho doanh nghiệp, cụ thể là:

  • Biên bản họp đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.
  • Quyết định của đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quả trị về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.
  • Công văn về việc trả con dấu của doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp doanh nghiệp giải thể.
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp đối với trường hợp chi nhánh giải thể ( chấm dứt hoạt động).
  • Bản sao ( Có chứng thực) của Thông báo thuế ghi nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ đối với nhà nước, người lao động, bạn hàng, đối tác.
  • Giấy giới thiệu/giấy ủy quyền trong trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục trả con dấu doanh nghiệp.

Hồ sơ này sẽ lập thành 01 bộ và gửi lên cơ quan công an nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để cơ quan này thực hiện thủ tục tiếp nhận, xem xét, xử lý và ra quyết định cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.

Luật Trung Tín có thể hỗ trợ được việc gì cho doanh nghiệp

  • Có rất nhiều doanh nghiệp liên hệ với chúng tôi đề nghị hỗ trợ bằng phương thức cung cấp dịch vụ nhằm giảm áp lực thời gian, chi phí đi lại. Trên thực tế là phải vừa làm vừa lần mò quy định. Có người từng nói với chúng tôi rằng, quá trình đi lại để thực hiện thủ tục này lên đến cả mấy tháng trời vì phải đi từ các huyện lên trung tâm thành phố và ngược lại.
  • Điều này dẫn tới sự khó chịu, mệt mỏi, rất dễ gây ra xu hướng tâm lý tiêu cực bởi khi trả con dấu là khi doanh nghiệp phải quyết định giải thể. Tất cả đều là những việc không mong muốn nên đa phần cần thực hiện dứt điểm, ngắn gọn và càng nhanh thì càng tốt.

Doanh nghiệp cần lưu ý rằng, việc trả con dấu của doanh nghiệp cho cơ quan công an chỉ áp dụng trong trường hợp giải thể và doanh nghiệp đó được cấp con dấu bởi cơ quan công an đó. Việc thay đổi mẫu con dấu, làm lại dấu do mất, hư hỏng, bị tẩy xóa sẽ thực hiện theo Luật doanh nghiệp hiện hành.

Do vậy, Luật Trung Tín quyết định mở thêm kênh dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc trả con dấu nhằm giảm tải áp lực cho doanh nghiệp. Khi cần, doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi qua kênh thông tin sau: Hotline thường trực: 0989 232 568 – email: luattrungtin@gmail.com. Các thông tin này chúng tôi đều index trên website của chúng tôi, vì vậy doanh nghiệp có thể tìm kiếm một cách dễ dàng.

Có thể bạn quan tâm: Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cùng Luật Trung Tín

Tư vấn miễn phí