Xem thêm: Tại sao cần phải tư vấn pháp lý cho người mới bắt đầu khởi nghiệp?
Việc lựa chọn hình thức đăng ký hộ kinh doanh thường áp dụng cho quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, có nhiều biến động. Ngoài ra, hộ kinh doanh thường gắn với một cá nhân hay một gia đình, nên số lượng lao động theo luật cũng bị hạn chế ( <10 người).
Những quy định của pháp luật về đăng ký hộ kinh doanh
Thế nào là hộ kinh doanh?
- Hộ kinh doanh là một cá nhân hay một nhóm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc một hộ gia đình làm chủ
- Chỉ được phép đăng ký tại 1 địa điểm kinh doanh cố định sử dụng dưới 10 lao động
- Cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký thành lập 1 hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.
- Cá nhân tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân
- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh không được là nhà chung cư, nhà tập thể không có chức năng kinh doanh.
- Hộ kinh doanh lưu động, buôn chuyến phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký thành lập hộ kinh doanh, và có thể kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh nhưng phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh tại Quận/ huyện, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Đặt tên cho hộ kinh doanh
- Tên của hộ kinh doanh sẽ bao gồm: Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh không được sử dụng cụm từ “ doanh nghiệp”, “công ty” để đặt tên hộ kinh doanh
- Tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng trong phạm vi quận/ huyện
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm văn hóa, truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên hộ kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh được kinh doanh ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm
- Nếu trong trường hợp kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì kể từ khi có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Và phải đáp ứng điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động
- Trong trường hợp quan đăng ký kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động. Đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập
- Chứng minh thư nhân dân/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân chủ hộ kinh doanh
- Biên bản họp về việc thành lập (Nếu có nhiều cá nhân cùng thành lập)
- Hợp đồng thuê,mượn địa điểm kinh doanh hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
- Sau khi nhận hồ sơ đăng ký, cơ quan có thẩm quyền sẽ ghi giấy biên nhận. Việc cấp giấy chứng nhận là trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đáp ứng các yêu cầu sau:
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh không thuộc danh mục ngành nghề cấm kinh doanh
- Tên hộ kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật
- Nộp phí, lệ phí nhà nước đầy đủ.
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi bổ sung trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ lần đầu nhận hồ sơ.
Mọi thông tin tư vấn khác liên hệ tới Luật Trung Tín theo:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com