Những điểm mới Bộ luật lao động 2019: Điểm mới số 9.
Quy định về việc bổ sung thêm các quy định về những trường hợp người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước cho người sử dụng lao động. Ngoài những quy định kế thừa từ BLLĐ 2012, BLLĐ 2019 quy định thêm một số trường hợp thực hiện quyền đơn phương như sau:
- Người lao động không được bố trí theo đúng công việc và địa điểm làm việc.
- Người lao động không được trả đủ lương hoặc không được trả lương theo đúng thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận.
- Người lao động bị người sử dụng lao động hành hạ, ngược đãi đánh đập hoặc có những lời nói, hành vi nhục mạ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, hoặc bị cưỡng bức lao động.
- Người lao động bị người sử dụng lao động quấy rối ở nơi làm việc.
- Các nội dung này được quy định lần lượt tại các điểm a,b,c,d khoản 2 điều 35 về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động.
Những điểm mới Bộ luật lao động 2019: Điểm mới số 10.
- Quy định thêm 02 trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước cho người lao động. Đó là:
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không trình bày được lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc trở lên.
- Tham khảo nội dung này tại điểm d,e khoản 1 Điều 36 BLLĐ2019 về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.
Những điểm mới Bộ luật lao động 2019: Điểm mới số 11.
- Chính thức thực hiện việc tăng tuổi nghỉ hưu bắt đầu áp dụng từ năm 2021. Theo quy định hiện hành thì tuổi nghỉ hưu lao động nam là đủ 60 tuổi, lao động nữ là 55 tuổi.
- Tuy nhiên, theo quy định mới thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028, đối với lao động nữ là 60 vào năm 2035.
- Quy định này nằm ở khoản 2 Điều 169 về tuổi nghỉ hưu của BLLĐ2019. Đối với vấn đề này sẽ có hướng dẫn chi tiết của Chính phủ.
Những điểm mới BLLĐ 2019: Điểm mới số 12.
- Tăng thêm ngày nghỉ theo chế độ nghỉ lễ của quốc gia. Theo đó, vào dịp quốc khánh người lao động được nghỉ 02 ngày. Trong khi đó, theo BLLĐ 2012 thì ngày quốc khánh người lao động chỉ được nghỉ 01 ngày mà thôi. Điểm đ, khoản 1, Điều 112 về Nghỉ lễ, tết.
Những điểm mới Bộ luật lao động 2019: Điểm mới số 13.
- Bổ sung thêm trường hợp người lao động được nghỉ nhưng vẫn được tính lương ( hưởng nguyên lương trong ngày nghỉ đó). Vấn đề này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 115 BLLĐ2019. Theo đó, luật đã bổ sung thêm trường hợp đó là: Con nuôi lập gia đình và Bố nuôi, mẹ nuôi của chồng hoặc vợ, con nuôi chết.
Những điểm mới Bộ luật lao động 2019: Điểm mới số 14.
- Quy định về việc tăng thời gian làm thêm giờ tối đa theo tháng là 40 giờ/tháng. Vấn đề này được quy định tại điều 107 bộ luật lao động 2019.
- Về cơ bản vẫn giữ mức làm thêm giờ với tổng là không quá 200 giờ. Nhưng đã quy định về thời gian làm theo tháng, trong đó cụ thể là quy định thời gian làm thêm theo tháng là 40 giờ/tháng. Theo BLLĐ 2012 thì thời gian làm thêm giờ theo tháng là 30 giờ/tháng.
Những điểm mới BLLĐ 2019: Điểm mới số 15.
- Một trong những điểm rất mới trong bộ luật lao động 2019 là: Bổ sung quy định người lao động được ủy quyền cho người khác nhận lương thay cho mình. Khoản 1 điều 94 quy định rất rõ ràng rằng trong trường hợp người lao động không tự mình nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động phải thực hiện việc trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
- Ngoài ra, tại khoản 2 điều này cũng quy định về việc tôn trọng quyết định riêng của người lao động, từ đó người sử dụng lao động không được can thiệp vào việc quyết định chi tiêu của người lao động. Không được ép buộc người lao động phải mua hàng hóa của đơn vị mà người sử dụng la động chỉ định.
Những điểm mới BLLĐ 2019: Điểm mới số 16.
- Quy định bổ sung việc đối thoại tại nơi làm việc theo định kỳ ít nhất 1 lần/năm. Thay vì theo luật cũ là 3 tháng 01 lần. Ngoài ra, người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại khi bị ảnh hưởng của sự việc khách quan có thể dẫn tới nguy cơ mất việc làm phải thôi việc, hoặc là khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức chế độ lao động…
Những điểm mới Bộ luật lao động 2019: Điểm mới số 17.
- Về hình thức trả lương, theo quy định của bộ luật lao động 2012 thì khi trả lương qua tài khoản ngân hàng thì người sử dụng lao động sẽ phải thỏa thuận với người lao động về phí mở tài khoản ngân hàng, phí duy trì tài khoản ngân hàng. Vấn đề này được bộ luật lao động 2019 quy định rất rõ, khi trả lương qua tài khoản ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí mở tài khoản và phí chuyển tiền lương.
Xem thêm: Những điểm mới của BLLĐ 2019 NLĐ và NSDLĐ cần nắm vững (P1)