Hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy gồm những tài liệu gì?

Giấy phép phòng cháy, chữa cháy là một trong những loại giấy phép cần để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc đưa các công trình xây dựng vào sử dụng. Các trường hợp phải xin giấy phép phòng cháy, chữa cháy như: chung cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở lưu trữ, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở bưu chính viễn thông, vũ trường, quán karaoke, dịch vụ vui chơi giải trí…. Cụ thể được quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy và Luật Phòng cháy chữa cháy sửa đổi.

Tùy từng trường hợp mà bạn sẽ chỉ phải xin xác nhận biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy hoặc phải xin thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy qua nhiều bước phức tạp (chủ yếu đối với công trình xây dựng và phương tiện cần đảm bảo điều kiện về phòng cháy, chữa cháy). Vậy hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cần những tài liệu gì? Phân loại ra sao? Quý khách vui lòng tham khảo nội dung bên dưới đây:

Hồ sơ xin cấp Biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy

  1. Đơn đề nghị kiểm tra về điều kiện an toàn PCCC
  2. Bản thống kê phương tiện PCCC và phương tiện, thiết bị cứu người đã trang bị
  3. Quyết định thành lập đội PCCC, kèm danh sách người đã tập huấn về PCCC
  4. Phương án chữa cháy của cơ sở và Phương án chữa cháy của cơ quan cảnh sát (đối với cơ sở mà cơ quan cảnh sát PCCC có trách nhiệm xây dựng phương án PCCC)
  5. Văn bản thẩm duyệt, phê duyệt thiết kế, nghiệm thu PCCC.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên sẽ nộp hồ sơ về phòng hướng dẫn và chỉ đạo về phòng cháy chữa cháy thuộc Phòng cảnh sát PCCC khu vực quận, huyện nơi đặt cơ sở kinh doanh.

hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy (thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu)

Bước 1: Thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy, chữa cháy cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

* Đối với dự án thiết kế, quy hoạch:

    1. Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về PCCC của chủ đầu tư hoặc cơ quan phê duyệt dự án.
    2. Dự toán mức đầu tư của dự án thiết kế quy hoạch.
    3. Tài liệu và bản vẽ tỷ lệ 1:500 thể hiện nội dung yêu cầu và giải pháp về PCCC.

* Đối với thiết kế cơ sở:

    1. Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về PCCC của chủ đầu tư
    2. Giấy phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền (bản sao)
    3. Dự toán tổng mức đầu tư cho dự án, công trình
    4. Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện nội dung yêu cầu và giải pháp PCCC.

* Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công:

    1. Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về PCCC của chủ đầu tư.
    2. Chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền (bản sao)
    3. Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình
    4. Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện nội dung yêu cầu và giải pháp PCCC.

* Đối với địa điểm xây dựng, công trình:

    1. Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về PCCC của chủ đầu tư
    2. Văn bản xác nhận tính hợp pháp của khu đất xây dựng công trình
    3. Bản vẽ, tài liệu về tình trạng khu đất có liên quan đến PCCC.

* Đối với thiết kế phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu về PCCC:

    1. Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về PCCC của chủ đầu tư, chủ phương tiện
    2. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về đầu tư, chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện (bản sao)
    3. Dự toán mức đầu tư phương tiện
    4. Bản vẽ và thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện giải pháp đảm bảo an toàn về PCCC và các thông tin liên quan đến PCCC.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ nêu trên thì hồ sơ sẽ được nộp cho cơ quan cảnh sát về PCCC.

Lưu ý: Kết quả thẩm duyệt thiết kế về PCCC là căn cứ để phê duyệt dự án và cấp phép xây dựng.

Bước 2: Nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Trước khi các công trình được đưa vào sử dụng thì chủ đầu tư, chủ phương tiện cần tiến hành tổ chức nghiệm thu.

Hồ sơ bao gồm nghiệm thu công trình:

    1. Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC
    2. Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu PCCC
    3. Bản sao chứng nhận kiểm định của phương tiện PCCC đã được lắp đặt trong phương tiện giao thông cơ giới
    4. Các bản vẽ hoàn công hệ thống PCCC và các hạng mục liên quan đến PCCC của phương tiện giao thông cơ giới và công trình.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nêu trên thì hồ sơ sẽ được nộp cho cơ quan cảnh sát về PCCC. Văn bản nghiệm thu về PCCC là một căn cứ để chủ đầu tư công trình, chủ phương tiện giao thông cơ giới có thể đưa công trình và phương tiện giao thông vào sử dụng.

Mọi thông tin cần giải đáp chi tiết vui lòng liên hệ tới Luật Trung Tín theo:

Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com

Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy tại Luật Trung Tín

Tư vấn miễn phí