Xem thêm: Những điểm mới Bộ luật lao động 2019 NLĐ & NSDLĐ cần nắm vững (P2)
Xác định thời điểm xảy ra tranh chấp lao động như thế nào?
Theo điều 155 và điều 159 của Bộ luật dân sự được thông qua và ban hành năm 2005 có quy định như sau: Thời gian khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Lưu ý nếu như trong thời gian được phép khởi kiện mà không khởi kiện thì bạn sẽ mất quyền khởi kiện. Thời gian bắt đầu khởi kiện vụ án dân sự là 2 năm được tính từ ngày quyền và lợi ích của người bị hại bị xâm phạm, trừ một số trường hợp pháp luật áp dụng một số quy định khác.
Xác định thời điểm xảy ra tranh chấp lao động
Dựa theo điều lệ số 202 của Bộ luật lao động ban hành năm 2012 thì thời hiệu người bị hại yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân là 1 năm. Tính từ ngày phát hiện hành vi của mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Các nguyên tắc giải quyết khi xảy ra tranh chấp lao động
Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải đảm bảo, tuân thủ theo các quy tắc đã được quy định khi giải quyết tranh chấp lao động. Giải quyết tranh chấp lao động không chỉ là quá trình giúp các bên giữ được quyền và lợi ích hợp pháp, đạt được các thỏa thuận về nội dung, vụ việc cụ thể. Mà còn giúp hai bên hình thành cơ chế hiệu quả giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh và sau này sẽ xây dựng mối quan hệ lao động bình yên, hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
Tôn trọng quyền tự do định đoạt của hai bên thông qua việc thương lượng trong suốt thời gian giải quyết các tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng
Theo quy định, việc thương lượng trong quá trình giải quyết các tranh chấp được ưu tiên sử dụng đầu tiên, dựa trên sự tôn trọng, đảm bảo để hai bên tự thương lượng, quyết định khi giải quyết tranh chấp lao động, nhằm giải quyết trên phương diện hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. Từ đó ổn định sản xuất, kinh doanh và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Và việc giải quyết tranh chấp được các cơ quan chức năng có thẩm quyền chỉ xem xét và tiến hành khi 1 trong 2 bên tranh chấp có yêu cầu.
Đề cao phương thức hòa giải, tôn trọng quyền, lợi ích của của hai bên và lợi ích chung của toàn xã hội
Hòa giải thể hiện ý chí tự nguyện, tự chủ , thể hiện quyền tự định đoạt của các bên trong tranh chấp lao động. Khi các bên tranh chấp đã đạt được một thỏa thuận chung thì điều đó chứng tỏ hai bên đã tự nguyện và thống nhất phương án giải quyết tranh chấp. Đây là một trong những điểm nổi bật của phương thức giải quyết tranh chấp lao động thông qua phương thức hòa giải, qua đó ta có thể thấy các bên sẽ tự giác thực hiện đúng như đã thỏa thuận trong quá trình hòa giải trước đó.
Bạn cần hiểu tự giác ở đây không có nghĩa là các bên có thể tự ý, đơn phương thay đổi và không thực hiện thỏa thuận. Khi đã đạt được thỏa thuận thì vụ việc tranh chấp được coi là đã giải quyết xong và các bên phải có nghĩa vụ thực thi.
Giải quyết tranh chấp lao động một cách công khai, minh bạch, nhanh chóng và đúng pháp luật
Bên cạnh những yêu cầu về tính công khai, khách quan và đúng pháp luật thì việc giải quyết tranh chấp phải được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời nhằm phòng ngừa và khắc phục những tác động tiêu cực xảy ra trong quá trình xảy ra tranh chấp.
Đại diện các bên tranh chấp phải có mặt đầy đủ trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp
Người đại diện sử dụng lao động và đại diện công đoàn phải tham gia quá trình giải quyết tranh chấp. Đây là yêu cầu bắt buộc trong việc giải quyết tranh chấp lao động.
Trên đây là tất cả các thông tin có liên quan đến việc xác định thời điểm xảy ra tranh chấp lao động. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ thật hữu ích với những ai đang gặp phải tình trạng trên. Ngoài ra, để nhận được sự tư vấn của Công Ty Luật Trung Tín, quý khách hãy liên hệ qua số hotline.
Có thể bạn quan tâm: Nộp hồ sơ online đối với các cá nhân nước ngoài muốn xin giấy phép lao động tại đây