Tranh chấp hợp đồng lao động là việc xảy ra những mâu thuẫn có liên quan đến lợi ích đã được thỏa thuận khi ký kết hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Vậy giải quyết tranh chấp lao động là như thế nào? Giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng lao động phải căn cứ theo các quy định của Bộ luật lao động, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản có liên quan khác nữa. Hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây để cập nhật những thông tin có liên quan đến vấn đề này nhé.
Xem thêm: Những điểm mới Bộ luật lao động 2019 NLĐ & NSDLĐ cần nắm vững (P2)
Hợp đồng lao động là gì?
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận của người lao động với doanh nghiệp sử dụng lao động, thuê, mướn hay còn được gọi chung là người sử dụng lao động về các vấn đề việc làm có trả công, mà hai bên đã ký kết về điều kiện sử dụng lao động và điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ mỗi bên phải thực hiện trong mối quan hệ lao động. Và trong đó đã quy định rõ một số điểm cần chú ý như:
Hợp đồng lao động là gì?
- Về công việc người lao động phải làm, tiền lương, nơi làm việc, thời hạn của hợp đồng, điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật.
- Trong đó tiền công doanh nghiệp trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu mà nhà nước đã quy định.
- Hợp đồng lao động được ký kết trên nguyên tắc tự do, bình đẳng và không trái với pháp luật
- Hợp đồng lao động được ký kết trong văn bản
Những điều cần biết về việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng lao động
Đó là những mâu thuẫn, sự bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện hay không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký.
Những điều cần biết khi tranh chấp hợp đồng lao động
- Đặc điểm của tranh chấp Hợp đồng lao động
Tranh chấp Hợp đồng lao động là những ý kiến không thống nhất của các bên về việc đánh giá các hành vi vi phạm hoặc cách thức giải quyết hậu quả phát sinh thì những sai phạm đó. Và chúng có những đặc điểm nổi trội như:
- Phát sinh trực tiếp trong quan hệ hợp đồng vì thế các bên luôn có quyền tự định đoạt;
- Mang các yếu tố về tài sản vật chất hay tinh thần, gắn liền với lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp;
- Bình đẳng, thỏa thuận là nguyên tắc cơ bản khi giải quyết các tranh chấp Hợp đồng lao động.
Quy trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
Căn cứ vào các quy định tại điều số 201 trong Bộ luật lao động năm 2012 thì tranh chấp lao động cá nhân bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi 1 trong 2 bên có yêu cầu Tòa án giải quyết và không bao gồm các trường hợp sau đây:
- Hình thức xử lý kỷ luật theo đúng pháp luật về hình thức sa thải hoặc tranh chấp trong trường hợp bị đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Về khoản chi phí bồi thường thiệt hại, phí trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Giữa người giúp việc trong gia đình và người sử dụng lao động
- Bồi thường thiệt hại giữa người lao động với đơn vị, doanh nghiệp về việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã ký.
- Về các chế độ phúc lợi mà người lao động được hưởng như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,..
Quy trình giải quyết
- Theo quy định của Bộ luật lao động, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải trong thời hạn 5 ngày, tính từ ngày nhận được yêu cầu.
- Trong các phiên họp hòa giải các bên tranh chấp phải có mặt đầy đủ hoặc có thể ủy quyền cho người khác làm đại diện.
- Hòa giải viên lao động có trách nhiệm và nghĩa vụ hướng dẫn các bên thương lượng. Trong trường hợp hai bên đã đạt được thỏa thuận và trường hợp hai bên đồng ý với phương án hòa giải mà hòa giải viên lao động đưa ra thì hòa giải viên lao động lập biên bản xác nhận hòa giải thành công. Lưu ý, biên bản cần có chữ ký của cả 3 bên tức là 2 bên tranh chấp và chữ ký của hòa giải viên lao động.
- Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án giải quyết mà hòa giải viên lao động đề ra, hoặc 1 bên tranh chấp đã nhận được lệnh triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn cố tình vắng mặt thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành công.
- Trường hợp hòa giải không thành, 1 trong 2 bên không thực hiện theo những gì đã thỏa thuận và đã hết thời hạn giải quyết mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì hai bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.