Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo Bộ luật lao động

Tranh chấp là việc xảy ra trong tất các mối quan hệ chứ không riêng gì quan hệ lao động. Tuy nhiên tranh chấp lao động thì xảy ra nhiều và phổ biến hơn các loại tranh chấp khác. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì các chủ thể tham gia trong quan hệ lao động cần hiểu biết và nắm rõ người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Trong bài viết dưới đây Công Ty Luật Trung Tín sẽ đem đến cho quý vị các thông tin có liên quan đến vấn đề này?

Xem thêm: Tìm hiểu về Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, trình tự thủ tục cấp phép

Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động?

Theo quy định tại điều 203 Bộ luật lao động ban hành năm 2012 thì người có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động bao gồm cả tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động vì lợi ích đó là:

  • Các cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, gồm có:
    • Hòa giải viên lao động
    • Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố.
    • Tòa án nhân dân
  • Các cơ quan, tổ chức, các nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể vì lợi ích, gồm có:
    • Hòa giải viên lao động
    • Hội đồng trọng tài lao động.

thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

Ai là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể?

  • Trong đó, Hòa giải viên lao động chính là người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm để đứng ra hòa giải các tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề theo quy định tại khoản 1 điều 3 nghị định số 46/2013/NĐ-CP của pháp luật. Hòa giải viên lao động cần đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn nhất định và được bổ nhiệm. Các tiêu chuẩn hòa giải viên lao động cần đáp ứng đã được ghi rõ tại điều 4 NĐ 46/2013/NĐ-CP.
  • Hội đồng trọng tài lao động được Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập. Hội đồng trọng tài lao động có Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ quan quản lý cấp nhà nước về lao động, thư ký Hội đồng và các thành viên là đại diện công đoàn của cấp tỉnh, thành phố, tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Theo quy định tại khoản 1 điều 199 trong Bộ luật lao động năm 2012 đã quy định một điểm cần chú ý đó là số lượng thành viên của Hội đồng trọng tài lao động sẽ là số lẻ và chúng không vượt quá 7 người.
  • Chung quy bạn có thể hiểu một cách tóm tắt đó là mọi tranh chấp lao động của cá nhân bạn và các công nhân khác sẽ được Hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động giải quyết trên phương diện công khai, minh bạch, nhanh chóng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên. Và theo quy định thì trong khoảng thời gian là 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị giải quyết Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc việc hòa giải. Trường hợp Hội đồng trọng tài lao động không hòa giải được thì tập thể lao động tại doanh nghiệp có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

Đình công hợp pháp

Để thực hiện đình công hợp pháp tập thể công nhân viên, người lao động tại các doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện như sau:

thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

Đình công hợp pháp là như thế nào?

  • Các mâu thuẫn phát sinh từ việc tranh chấp lao động và trong phạm vi quan hệ lao động
  • Chỉ tiến hành đình công trong phạm vi doanh nghiệp
  • Đã thông qua các thủ tục hòa giải của Hội đồng trọng tài lao động nhưng không thương lượng được và không yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Đình công sẽ do Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định khi nhận được hơn nửa sự tán thành của tập thể lao động thông qua việc bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký.
  • Bên cạnh đó đình công chỉ hợp pháp nếu doanh nghiệp, người sử dụng lao động đó không nằm trong  mục doanh nghiệp cấm đình công đã được nhà nước quy định.
  • Không vi phạm các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc hoãn hay ngừng đình công.

Quyền định công của người lao động dựa vào đâu?

Quyền đình công của người lao động được dựa vào các yếu tố sau đây:

  • Khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể đã có sự can thiệp của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết mà không thỏa thuận được với tập thể lao động gì người đại diện lao động có thể yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết hoặc đình công.
  • Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi thực hiện quyền đình công hoặc ép buộc người khác đình công, trả thù người tham gia đình công hoặc người đại diện, lãnh đạo cuộc đình công đó.
  • Nghiêm cấm hành vi bạo lực, phá hoại tài sản, máy móc thiết bị của doanh nghiệp, hành vi làm mất trật tự an ninh công cộng trong khi đình công.

Qua các thông tin trên bạn đã nắm được người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động là ai rồi đúng không nào? Qua đây Luật Trung Tín cũng chia sẻ một số lưu ý khi đình công để người lao động biết và thực hiện tránh xảy ra những điều đáng tiếc, không mong muốn.

Tư vấn miễn phí