Thủ tục đăng ký nhãn hiệu khả năng được bảo hộ 99,9% – LH 0989232568

Mỗi doanh nghiệp đều sở hữu ít nhất là một hoặc một vài nhãn hiệu khác nhau. Vì nhãn hiệu chính là những dấu hiệu cần phải có để giúp phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của đơn vị kinh doanh này với đơn vị kinh doanh khác. Để đảm bảo nhãn hiệu của công ty có khả năng được bảo hộ doanh nghiệp cần phải thiết kế logo đảm bảo được tính độc đáo, riêng biệt, đặc trung cho hoạt động kinh doanh hoặc sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu và phải phân biệt được với nhãn hiệu của đơn vị khác.

Việc đăng ký nhãn hiệu là việc làm hết sức cần thiết để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ. Hãy liên hệ ngay với Luật Trung Tín để được tư vấn và hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

(1) Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu

(a) Về màu sắc nhãn hiệu

Có hai phương án bảo hộ màu đối với nhãn hiệu là trắng – đen hoặc bảo hộ màu. Hai phương án bảo hộ màu này sẽ có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau để chủ sở hữu cân nhắc khi đăng ký.

  • Thứ nhất: Bảo hộ đen – trắng, chủ sở hữu nhãn hiệu đen trắng có thể sử dụng nhãn hiệu này ở các cách phối màu khác nhau, miễn là giữ nguyên nội dung của nhãn hiệu. Tuy nhiên, nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ ở các dạng màu sắc đó, chỉ là có thể sử dụng các cách phối màu mà thôi.
  • Thứ hai: Bảo hộ nhãn hiệu màu, đối với chủ sở hữu của nhãn hiệu màu thì sẽ chỉ được sử dụng nhãn hiệu đúng với màu sắc đã đăng ký. Tuy nhiên, trường hợp này nhãn hiệu của bạn sẽ được bảo hộ cả về nội dung và màu sắc.

(b) Các dạng nhãn hiệu

Nhãn hiệu có thể bao gồm nhãn hiệu hình và nhãn hiệu chữ, hoặc sự kết hợp của hai yếu tố trên.

Về phần nhãn hiệu hình thì không có vấn đề gì đặc biệt. Còn đối với nhãn hiệu chữ thì được phân làm hai loại:

– Kiểu chữ tiêu chuẩn: Là nhãn hiệu được cấu tạo từ chữ in hoặc số ở dạng tiêu chuẩn và ở dạng màu đen – trắng. Đăng ký dạng nhãn hiệu này nhằm mục đích bảo hộ nội dung cốt lõi của nhãn hiệu. Tức là bảo hộ cách sắp xếp của các chữ cái và chữ số, cũng như cách phát âm các chữ cái và chữ số đó.

Khi đăng ký nhãn hiệu dưới dạng này thì chủ sở hữu nhãn hiệu có thể sử dụng nhiều cách phối màu, và font chữ khác nhau. Miễn là không xâm phạm đến nhãn hiệu đã đăng ký trước đó. Nhưng những cách phối màu, hay font chữ này sẽ không thuộc phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đã đăng ký.

– Kiểu chữ cách điệu: Là nhãn hiệu được cấu tạo bởi chữ cái, và chữ số được cách điệu. Đăng ký dưới dạng này vừa bảo hộ được về mặt nội dung cốt lõi của nhãn hiệu. Đồng thời bảo hộ được cách trình bày của nhãn hiệu.

Khi đăng ký nhãn hiệu dưới dạng này thì chủ sở hữu chỉ được sử dụng đúng với nhãn hiệu đã đăng ký.

(c) Tra cứu nhãn hiệu

  • Tra cứu nhãn hiệu để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Đây là việc làm quan trọng trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu
  • Để tránh việc đăng ký nhãn hiệu không mang lại kết quả như mong muốn. Bạn nên thuê dịch vụ tra cứu nhãn hiệu cho bạn
  • Tra cứu nhãn hiệu sẽ giúp chủ đơn đăng ký đảm bảo không bỏ công sức và tiền bạc một cách lãng phí
  • Nếu nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ thì có phương án khắc phục phù hợp.

(2) Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

 (a) Hồ sơ cần chuẩn bị

  1. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu ( theo mẫu Luật Trung Tín cung cấp)
  2. Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký ( theo yêu cầu nêu trên)
  3. Giấy ủy quyền ( nếu nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp)
  4. Giấy tờ hưởng quyền ưu tiên ( nếu có)

Lưu ý: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu cần kê khai đầy đủ các nội dung về:

  • Phần mô tả nhãn hiệu
  • Thông tin chủ đơn
  • Đại diện chủ đơn
  • Phân nhóm cụ thể, chính xác.

(b) Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Ở mỗi giai đoạn thẩm định, Cục SHTT sẽ thông báo kết quả như sau:

– Thẩm định hình thức (1 tháng):

  • Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ
  • Thông báo kết quả thẩm định hình thức ( dự định từ chối đơn do có những thiếu sót)
  • Đăng công báo ( 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ).

– Thẩm định nội dung (10 – 12 tháng):

  • Thông báo về việc dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và nộp lệ phí
  • Hoặc thông báo kết quả thẩm định nội dung là từ chối nhãn hiệu.

Xem thêm: Tham khảo văn bản pháp luật về kinh doanh, thương mại

Tư vấn miễn phí