Tùy từng quốc gia khác nhau mà sẽ có quy định khác nhau về việc đăng ký bảo hộ tên thương mại.
- Có quốc gia thì việc sử dụng tên thương mại là cơ sở của việc xác lập quyền ( đa số các quốc gia)
- Đăng ký để được bảo hộ ( ở một số nước xã hội chủ nghĩa cũ như Liên bang Nga, khu vực Trung Mỹ…)
- Sử dụng hoặc đăng ký tên thương mại trong đó khuyến khích việc đăng ký bảo hộ (ở một số nước như Thuỵ Điển, Srilanca, Tây Ban Nha)
- Tại Việt Nam, việc bảo hộ tên thương mại dựa vào thực tiễn sử dụng tên thương mại đó tại khu vực và lãnh thổ kinh doanh, không cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại.
1. Vai trò của đăng ký bảo hộ tên thương mại trong hoạt động kinh doanh
- Tên thương mại là tài sản trí tuệ quan trọng của doanh nghiệp.
- Tên thương mại có vai trò rất lớn trong việc quảng bá và lưu thông hàng hóa trên thị trường
- Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
- Bảo hộ tên thương mại sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tham gia vào thị trường sâu rộng hơn, như thị trường song phương, khu vực và toàn cầu.
- Có căn cứ bảo vệ quyền đối với tên thương mại của mình
- Tránh những hành vi vi phạm tên thương mại.
2. Điều kiện bảo hộ tên thương mại
- Để tên thương mại đủ điều kiện được bảo hộ thì trước hết tên thương mại phải có tính phân biệt. Tức là phân biệt được chủ thể kinh doanh này đối với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
- Sự phân biệt này bao gồm phân biệt về:
- Hàng hóa,
- Dịch vụ,
- Hoạt động,
- Cơ sở kinh doanh.
- Như vậy, nếu như tên thương mại của hai chủ thể kinh doanh giống nhau nhưng kinh doanh ở lĩnh vực khác nhau, và ở khu vực khác nhau thì vẫn được chấp nhận bảo hộ.
- Bảo hộ tên thương mại giống cần đáp ứng hai tiêu chí khác nhau:
- Lĩnh vực kinh doanh
- Khu vực kinh doanh.
Xem thêm: Cách xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng
- Thêm vào đó, tên thương mại phải đáp ứng các điều kiện như sau để được bảo hộ:
- Phải chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi;
- Không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác. Hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
- Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng cho hoạt động kinh doanh. Vì vậy, phải có sự tồn tại của tổ chức, cá nhân mang tên thương mại thì việc sử dụng tên thương mại mới có ý nghĩa về mặt pháp lý.
- Về thời gian bảo hộ tên thương mại sẽ gắn liền với quá trình hoạt động hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Nếu chủ thể kinh doanh chấm dứt tồn tại thì quyền đối với tên thương mại cũng sẽ chấm dứt.
3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
- Sử dụng và khai thác tên thương mại để thu lợi như:
- Dùng tên thương mại để xưng danh trong kinh doanh
- In tên thương mại lên các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, hàng hóa, bao bì, dịch vụ, quảng cáo.
- Quyền định đoạt như:
- Chuyển nhượng quyền sở hữu của mình cho người khác.
- Từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với các đối tượng đó.
- Thừa kế lại cho những người khác (theo di chúc hoặc theo pháp luật) sau khi chết. Thừa kế gắn với chuyển giao toàn bộ cơ sở kinh doanh kèm theo tên thương mại.
- Yêu cầu chủ thể khác chấm dứt hành vi sử dụng tên thương mại của mình.
Liên hệ tư vấn sở hữu trí tuệ tại Luật Trung Tín:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com