Khi kinh tế Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn làm chủ cuộc chơi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa. Đã có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài gây ấn tượng mạnh mẽ. Chúng ta có thể nhận ra một số ông lớn như: Tập đoàn Viễn thông Viettel, Tập đoàn FPT, Tập đoàn Bất động sản, công nghệ, công nghiệp ô tô thuộc Vingroup… Để giúp các nhà đầu tư có thể thuận lợi hơn trong việc tiếp cận hành lang pháp lý liên quan đến thủ tục đầu tư ra nước ngoài, Luật Trung Tín xin tư vấn quy định của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài như sau:
Các hình thức đầu tư ra nước ngoài
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài có thể lựa chọn một trong các hình thức sau đây:
- Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư
- Thực hiện đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) ở nước ngoài
- Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp nước ngoài theo quy định của pháp luật nước đó để quản lý, kinh doanh
- Mua, bán chứng khoán và giấy tờ có giá khác thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các chế định tài chính khác trung gian ở nước đầu tư
- Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Các trường hợp đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư
1. Trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội
- Dự án có vốn đầu tư từ 20.000 tỷ đồng trở lên
- Dự án yêu cầu cơ chế, chính sách đặc biệt cần Quyết định của Quốc hội.
2. Trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng chính phủ
- Dự án thuộc lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông, ngân hàng có vốn đầu tư ra nước ngoài trên 400 tỷ đồng trở lên;
- Dự án đầu tư không thuộc trường hợp trường hợp trên có vốn từ 800 tỷ đồng trở lên.
Như vậy, đối với những dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư thì để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư cần tiến hành thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư.
I. Thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Bước 1: Lập hồ sơ
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài
- Đối với nhà đầu tư cá nhân: cung cấp bản sao hợp lệ CMTND/CCCD/Hộ chiếu
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức:
- Cung cấp bản sao hợp lệ quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh
- Hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý.
- Đề xuất dự án đầu tư gồm:
- Mục tiêu, quy mô, hình thức đầu tư
- Địa điểm đầu tư
- Xác định sơ vốn đầu tư
- Phương án về vốn, cơ cấu, tiến độ thực hiện
- Các giai đoạn đầu tư (nếu có)
- Phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư dự án.
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (một trong số các tài liệu sau):
- Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất có kiểm toán
- Cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ
- Cam kết hỗ trợ về tài chính của tổ chức tài chính
- Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư
- Tài liệu khác tương đương chứng minh năng lực tài chính nhà đầu tư.
- Cam kết cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài
- Đối với những dự án trong các lĩnh vực liên quan đến bảo hiểm, khoa học và công nghệ, chứng khoán, ngân hàng. Nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp phép
a) Quyết định chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền cấp phép của Thủ tướng chính phủ:
- Trong thời hạn là 03 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ xin cấp phép. Bộ kế hoạch và đầu tư sẽ gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước liên quan
- Trong thời hạn 15 ngày từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư. Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung trong phạm vi quản lý
- Trong vòng 30 ngày từ ngày nhận được hồ sơ. Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ tổ chức thẩm định và báo cáo thẩm định trình Thủ tướng chính phủ. Thủ tướng chính phủ sẽ xem xét và phê duyệt dự án đầu tư nếu đủ điều kiện.
b) Quyết định chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền cấp phép của Quốc hội
- Trong thời hạn là 5 ngày làm việc từ khi nhận được đủ hồ sơ. Bộ kế hoạch và đầu tư báo cáo Thủ tướng chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước
- Trong thời hạn là 90 ngày từ khi thành lập. Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định
- Chậm nhất là 60 ngày trước kỳ khai mạc kỳ họp Quốc hội. Chính phủ sẽ gửi hồ sơ cho cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội để Quốc hội xem xét, thông qua nếu đủ điều kiện.
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn các hình thức hợp tác đầu tư
II. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
- Đối với trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc trường hợp phải xin quyết định chủ trương đầu tư. Trong thời hạn là 05 ngày làm việc từ khi nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Đối với những dự án không thuộc diện phải xin quyết định chủ trương đầu tư thì sẽ thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài
- Đối với nhà đầu tư cá nhân: cung cấp bản sao hợp lệ CMTND/CCCD/ Hộ chiếu
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức: cung cấp bản sao hợp lệ quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài
- Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư
- Đối với những dự án trong các lĩnh vực liên quan đến bảo hiểm, khoa học và công nghệ, chứng khoán, ngân hàng nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp phép
- Trong thời hạn là 15 ngày làm việc từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
- Nếu không cấp phép, cơ quan này phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.
Trên đây là hướng dẫn của Luật Trung Tín về thủ tục đầu tư ra nước ngoài. Mọi thắc mắc liên quan đến lĩnh vực đầu tư xin vui lòng liên hệ trực tiếp tới Luật Trung Tín theo địa chỉ liên hệ sau:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com