Nhãn hiệu có rất nhiều các tiêu chí khác nhau để phân loại, bài viết này Luật Trung Tín xin chia sẻ các cách phân loại nhãn hiệu phổ biến như sau:
1. Phân loại dựa vào dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu
Dựa vào các dấu hiệu cấu tạo nên nhãn hiệu thì nhãn hiệu sẽ được phân làm 3 loại:
- Nhãn hiệu chữ:
Là nhãn hiệu gồm các chữ, hoặc các chữ và các số, các từ, cụm từ ( có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa), và phải phát âm được. Ví dụ như: Coca-Cola, Honda, Samsung, Đông Đô,…
- Nhãn hiệu hình:
Bao gồm hình ảnh, hình vẽ, biểu tượng, hình khối không gian ba chiều. Như logo của ngân hàng Vietcombank, biểu tượng quả táo của hãng điện tử Apple…
- Nhãn hiệu kết hợp:
Là nhãn hiệu kết hợp cả chữ và hình.
2. Dựa vào tính chất, chức năng của nhãn hiệu
- Nhãn hiệu hàng hóa:
Là nhãn hiệu được sử dụng cho việc phân biệt hàng hóa của các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác nhau.
- Nhãn hiệu dịch vụ:
Là nhãn hiệu được sử dụng cho việc phân biệt dịch vụ của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khác nhau.
- Nhãn hiệu tập thể:
Là nhãn hiệu được sở hữu bởi một hiệp hội hoặc một hợp tác xã có nhiều thành viên tham gia sử dụng nhãn hiệu chung để tiếp thị sản phẩm của mình. Để sử dụng nhãn hiệu tập thể thì các thành viên phải tuân thủ theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
Nhãn hiệu tập thể được sử dụng nhằm phân biệt sản phẩm, dịch vụ của thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu với sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác không phải là thành viên của tổ chức.
Ví dụ như: Nước mắm Cát Hải, nước mắm Phú Quốc, Bưởi Phúc Trạch…
Xem thêm: Một số lĩnh vực quan trọng cần được bảo hộ sở hữu trí tuệ
-
Nhãn hiệu chứng nhận:
là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ để chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn và các đặc tính khác của sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận.
Nhãn hiệu chứng nhận được chủ sở hữu cho phép sử dụng khi hàng hóa của tổ chức, cá nhân đáp ứng được các tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu thiết lập.
Ví dụ như: Nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm sản xuất từ 100% chất liệu len là Woolmark.
- Nhãn hiệu liên kết:
Là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho những sản phẩm dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau. Việc đăng ký nhãn hiệu liên kết nhằm mục đích tăng cường sự bảo hộ đối với nhãn hiệu. Hạn chế được việc các tổ chức, cá nhân khác đăng ký sử dụng những nhãn hiệu gây nhầm lẫn.
-
Phân loại nhãn hiệu nổi tiếng:
Là nhãn hiệu đã được nhiều người biết đến một cách rộng rãi ở trên thế giới. Hay ở một khu vực địa lý nhất định hoặc một quốc gia. Nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam tiêu biểu là Cà phê Trung Nguyên, Hãng hàng không Vietnam Airline… Nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Coca-Cola, Apple, Samsung…
Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ theo cơ chế riêng. Khác với nhãn hiệu thông thường về phạm vi bảo hộ.
Cơ chế xác lập quyền sở hữu không phụ thuộc vào việc đăng ký bảo hộ.
Liên hệ tư vấn đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền tại Luật Trung Tín:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com