Hướng dẫn thủ tục đăng ký sáng chế tại Cục SHTT

Thủ tục đăng ký sáng chế là một thủ tục phức tạp, thời gian thực hiện khá lâu, đòi hỏi người làm đơn đăng ký phải có trình độ chuyên môn cao, và am hiểu các thủ tục pháp lý liên quan đến hồ sơ và quy trình đăng ký sáng chế

Hiện nay, trong các quyền Sở hữu công nghiệp ở Việt Nam thì sáng chế là đối tượng được cấp văn bằng bảo hộ ít nhất, do số lượng đơn đăng ký còn hạn chế, cũng như có nhiều trường hợp đơn đăng ký sáng chế bị từ chối, do không đạt yêu cầu bảo hộ. Nếu như tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký sáng chế thì nên nhờ một đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp có uy tín thay mình thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế để đạt kết quả cao nhất.

Tổ chức, cá nhân có sáng chế muốn đăng ký bảo hộ có thể đăng ký sáng chế tại Cục SHTT.

Những đối tượng sau đây có quyền đăng ký sáng chế:

  • Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình.
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc. Trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái luật.
  • Trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra sáng chế.
    • Tất cả tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký sáng chế
    • Việc đăng ký này chỉ được thực hiện khi tất cả tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
  • Đối với sáng chế được tạo ra từ nguồn ngân sách, cơ sở- kỹ thuật của nhà nước:
  • Nếu sáng chế được đầu tư 100% từ Nhà nước:
    • Quyền đăng ký thuộc về Nhà nước, tổ chức, cơ quan nhà nước đại diện thực hiện hồ sơ đăng ký sáng chế cho Nhà nước.
  • Nếu sáng chế có phần vốn góp của Nhà nước:
    • Nhà nước có quyền đăng ký sáng chế tương ứng với phần đóng góp.
    • Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền đại diện thực hiện phần quyền đăng ký sáng chế.
  • Nếu như sáng chế được thực hiện trên cơ sở hợp tác, nghiên cứu, phát triển giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thỏa thuận không có quy định khác thì:
    • Nhà nước sẽ có một phần quyền đăng ký tương ứng với tỷ lệ đóng góp của cơ quan nhà nước.
    • Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền đại diện thực hiện phần quyền đăng ký sáng chế.

Hồ sơ thủ tục đăng ký sáng chế

  • Tờ khai (02 bản theo mẫu)
  • Bản mô tả (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có)
  • Yêu cầu bảo hộ (02 bản)
  • Các tài liệu có liên quan (nếu có)
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

thủ tục đăng ký sáng chế

Xem thêm: Thủ tục đăng ký bản quyền tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?

Thời hạn giải quyến thủ tục đăng ký sáng chế

  • Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ tại:
    • Văn phòng Cục SHTT – 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân,Hà Nội
    • Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
  • Đơn đăng ký sẽ được thẩm định qua các giai đoạn sau:
    • Thẩm định hình thức: 01 tháng tính từ ngày nộp đơn
    • Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên hoặc tháng thứ 2 tính từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung
    • Thẩm định nội dung: 12 tháng tính từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.
  • Tổng thời gian đăng ký bảo hộ sáng chế có thể kéo dài đến 3 năm hoặc hơn 3 năm. Tùy theo những vướng mắc liên quan đến hồ sơ đăng ký sáng chế, như:
    • Bổ sung đơn đăng ký
    • Giải quyết các khiếu nại của các bên liên quan về đơn đăng ký sáng chế.

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ sáng chế

  • Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực kể từ ngày cấp và có thời hạn đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế, hoặc ngày hưởng quyền ưu tiên
  • Bằng độc quyền sáng chế không được gia hạn
  • Để được sử dụng bằng độc quyền sáng chế, chủ sở hữu văn bằng phải nộp phí duy trì theo năm.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế, đăng ký quyền sở hữu công nghiệp tại Luật Trung Tín:

Email: luattrungtin@gmail.comHotline: 0989 232 568

Tư vấn miễn phí