Các bước thành lập công ty được hiểu là tổng thể những vấn đề liên quan đến hoạt động đăng ký doanh nghiệp. Bao gồm một số thông tin cụ thể như sau:
Trước khi tìm hiểu đến các bước thành lập công ty, các cá nhân, tổ chức cần lưu ý một số nội dung sau:
- Cơ sở pháp lý điều chỉnh
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu
- Các yếu tố cấu thành nội dung hoạt động của doanh nghiệp
- Đăng ký thuế và nộp thuế
- Điều kiện hoạt động trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Để có góc nhìn toàn diện và đầy đủ nhất, Luật Trung Tín trân trọng giới thiệu bài viết liên quan đến các bước thành lập công ty tại Việt Nam. Trong đó bao gồm những nội dung cơ bản nhất, để khi tìm hiểu, các cá nhân, tổ chức sẽ có những góc nhìn đa chiều hơn từ đó sẽ có sự chuẩn bị toàn diện và chủ động trước khi tham gia vào kinh doanh trên thương trường.
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh các bước thành lập công ty
- Luật doanh nghiệp 2014
- Luật quản lý thuế
- Nghị định 108/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
2. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để thành lập công ty phù hợp nhu cầu
2.1. Doanh nghiệp tư nhân
- Đặc điểm:
-
- Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của mình
- Cá nhân là chủ sở hữu duy nhất và là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Chủ DNTN có thể thuê người khác làm giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh
- Doanh nghiệp tư nhân vẫn có Mã số thuế, con dấu tròn và hạch toán độc lập
- DNTN không có điều lệ hoạt động
- Ưu điểm:
- DNTN chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên người chủ sở hữu này có toàn quyền trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
- Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác
- Nhược điểm:
- DNTN không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro cao bởi tính trách nhiệm vô hạn
- Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2. Công ty TNHH một thành viên
- Đặc điểm:
- Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp
- Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân, có Mã số thuế, con dấu riêng và hoạt động với tư cách độc lập
- Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
- Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
- Ưu điểm:
- Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
- Do có tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu.
- Nhược điểm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu nên việc huy động vốn bị hạn chế và khó khăn, trường hợp muốn thu hút vốn thì phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
2.3. Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Đặc điểm:
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên do từ 2 cá nhân, tổ chức đứng ra thành lập với tư cách thành viên nhưng tối đa là 51 thành viên.
- Công ty TNHH 2 thành viên có tư cách pháp nhân, có Mã số thuế, con dấu riêng và hoạt động độc lập, nhân danh chính mình trong mọi giao dịch.
- Ưu điểm:
- Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty (TNHH). Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi tài sản của công ty
- Nhược điểm:
- Huy động vốn khó khăn và bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu
2.4. Công ty cổ phần
- Đặc điểm:
- Công ty cổ phần do từ 3 cá nhân, tổ chức trở lên thành lập
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, có Mã số thuế, con dấu riêng và hoạt động độc lập, được quyền nhân danh chính mình trong các giao dịch liên quan đến chính doanh nghiệp
- Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
- Cổ đông là tổ chức hoặc cá nhân, tối thiếu là 3 cổ đông và không giới hạn số lượng tối đa.
- Ưu điểm:
- Việc chuyển nhượng các phần vốn góp được thực hiện một cách tự do
- Công ty cổ phần có cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt
- Tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và không hạn chế về thời gian tồn tại
- Công ty cổ phần có cơ chế quản lý tập trung cao
- Có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn
- Nhược điểm:
- Tổ chức công ty Cổ phần phức tạp, đòi hỏi một cơ chế quản lý chặt chẽ
- Sau 3 năm, việc thay đổi nội dung trên giấy phép kinh doanh bị một số ràng buộc
3. Các yếu tố cầu thành nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( thành lập công ty)
- Tên công ty
- Trụ sở hoạt động
- Vốn điều lệ
- Ngành nghề kinh doanh
- Cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm đăng ký hoạt động và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp
- Công bố thông tin của doanh nghiệp
- Đăng ký mẫu con dấu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Các bước thực hiện nộp hồ sơ qua mạng
Xem thêm: Đăng ký kinh doanh – Đầu tư
4. Gia đoạn Đăng ký và nộp thuế
Những hình thức nộp thuế của doanh nghiệp:
- Giá trị gia tăng
- Tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất, nhập khẩu
- Thuế Tài nguyên
- Thu nhập doanh nghiệp
- Thuế Môn bài
- Tiền thuê đất
- Phí, lệ phí
- Thuế thu nhập cá nhân
- Loại thuế khác theo quy định của pháp luật
Tùy vào ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp mà từ đó cơ quan thuế sẽ yêu cầu doanh nghiệp đó thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí phù hợp.
Lưu ý: Theo quy định, Nghị định 119/2018/NĐ – CP của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2018, các doanh nghiệp thành lập mớiphải thực hiện thủ tục khai báo thuế thông qua hệ thống khai báo thuế điện tử. Việc khai báo thuế bằng Hóa đơn giấy bị loại bỏ, trừ trường hợp các doanh nghiệp đã được thành lập, hoạt động và sử dụng hóa đơn giấy trước ngày 01 tháng 11 năm 2018.
5. Ngành nghề kinh doanh bị hạn chế tiếp cận thị trường khi thực hiện các bước thành lập công ty
Hiện tại, theo Luật Đầu tư 2020 và Luật đầu tư 2020 thì Việt Nam có 25 ngành, nghề kinh doanh bị hạn chế, tùy vào các ngành nghề kinh doanh đó mà mỗi doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng các điều kiện riêng biệt mà pháp luật đã quy định. Quý khách có thể tham khảo tại đây để nắm rõ các từng ngành, lĩnh vực kinh doanh có điều kiện cụ thể.
Trường hợp Quý khách cần tư vấn, sử dụng dịch vụ thành lập công ty hoặc tham khảo các quy định của pháp luật về lĩnh vực đăng ký kinh doanh.
Hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0989 232 568, hoặc gửi email vào hòm thư: luattrungtin@gmail.com để được hỗ trợ.
Trân trọng!