Các trường hợp không được góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Mặc dù hiện nay chính sách đầu tư cũng như các quy định của pháp luật về thu hút đầu tư đã rất cởi mở, khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên để đảm bảo về an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội thì vẫn có những trường hợp pháp luật cấm hoặc hạn chế nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh. Việc điều chỉnh một số trường hợp không được góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết.

Bên cạnh đó, vẫn có những quy định về điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài để được đầu tư tại Việt Nòa, ví dụ như nhà đầu tư phải là doanh nghiệp đã kinh doanh được tối thiểu bao nhiêu năm trong ngành nghề tương tự, hay đáp ứng điều kiện về quốc tịch nhà đầu tư, điều kiện về hình thức đầu tư.

Những trường hợp không được góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

Góp vốn vào những ngành nghề đầu tư chưa mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài như:

  • Sản xuất kinh doanh con dấu
  • Giám định viên tư pháp
  • Hành nghề đấu giá với tư cách cá nhân
  • Thừa phát lại
  • Công chứng
  • Sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ hoặc có khả năng gây nổ
  • Hoạt động in, đúc tiền.

Góp vốn dẫn đến trường hợp vượt quá tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật trong một số trường hợp cụ thể:

  • Vượt quá tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật về kinh doanh chứng khoán
  • Vượt quá tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước
  • Vượt quá tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

trường hợp không được góp vốn của nhà đầu tư

Một số ví dụ về điều kiện kinh doanh đối với các lĩnh vực kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài

1. Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại Việt Nam thì cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Là doanh nghiệp đã kinh doanh dịch vụ bảo vệ được ít nhất là 5 năm
  • Không phát sinh vi phạm
  • Chỉ được đầu tư góp vốn vào công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại Việt Nam với số vốn tối thiểu là 1 triệu USD
  • Số vốn góp chỉ được dùng để mua thiết bị phục vụ hoạt động bảo vệ
  • Nếu như nhà đầu tư nước ngoài không đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì sẽ không được đầu tư góp vốn vào công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ ở Việt Nam.

2. Nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam thì cần đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Phải liên doanh với một đối tác Việt Nam,
  • Có thể sở hữu đến 90% vốn điều lệ của doanh nghiệp
  • Chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đưa khách lữ hành quốc tế đến Việt Nam
  • Như vậy, nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn góp vốn vượt quá tỷ lệ nêu trên, hoặc đầu tư vào công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành như thuộc trường hợp lữ hành nội địa hoặc đưa khách du lịch trong nước ra nước ngoài thì sẽ không được góp vốn đầu tư.

Như vậy, từ những chia sẻ trên của Luật Trung Tín. Nhà đầu tư nước ngoài có thể tìm hiểu về trường hợp góp vốn của mình có thuộc trường hợp không được đầu tư hay không, hay có những hạn chế gì.

Để có thể tư vấn đầu tư cho quý khách hàng được chính xác nhất về các điều kiện và hình thức đầu tư áp dụng thì Luật Trung Tín cần thông tin cụ thể về ngành nghề, kinh doanh mà dự định đầu tư, kinh doanh để có thể xác định các văn bản pháp luật và quy định áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.

Mọi thông tin cần giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Trung Tín theo:

Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com

Xem thêm: Tư vấn luật đầu tư nước ngoài

Tư vấn miễn phí