Văn phòng đại diện không có chức năng hoạt động rộng như chi nhánh có thể thực hiện các chức năng kinh doanh. Văn phòng đại diện chỉ có thể có thể thuê mướn lao động và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại… nhưng không thực hiện các hoạt động sinh lợi trực tiếp như ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ của công ty. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động của doanh nghiệp thông qua hình thức thành lập văn phòng đại diện. Luật Trung Tín xin cung cấp cho người đọc các thông tin liên quan về thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty như sau:
1. Những lưu ý thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty
- Lưu ý về cách đặt tên: Tên của văn phòng đại diện phải được viết nằng các chữ cái trọng bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên văn phòng đại diện sẽ bao gồm cụm từ “ Văn phòng đại diện” + tên riêng + Tên doanh nghiệp.
- Ví dụ: Văn phòng đại diện số 1 – Công ty cổ phần A. Phần tên riêng trong tên văn phòng đại diện không được sử dụng từ “công ty”, “doanh nghiệp.
- Lưu ý về địa chỉ đặt văn phòng đại diện:
- Địa chỉ đặt văn phòng đại diện không được phép là nhà tập thể, nhà chung cư không có chức năng kinh doanh
- Nếu nhà chung cư là tòa nhà hỗn hợp vừa có chức năng để ở và kinh doanh thì vẫn được phép.
- Địa chỉ đặt trụ sở văn phòng đại diện phải đầy đủ, rõ ràng.
- Lưu ý về nội dung hoạt động phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Văn phòng đại diện có hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ phải thực hiện kê khai nộp thuế môn bài 1.000.000VNĐ/năm (Theo Nghị định 139/2016/TT-BTC). Nếu văn phòng đại diện không có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp thuế này
Xem thêm: Thành lập công ty công nghệ thông tin, hướng dẫn thủ tục đăng ký
2. Hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng đại diện
- Thông báo thành lập văn phòng đại diện
- Biên bản họp về việc thành lập của Hội đồng thành viên công ty TNHH
- Biên bản họp ĐHĐCĐ đối với công ty cổ phần
- Bản gốc Quyết định thành lập văn phòng đại diện
- Bản gốc Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện.
- Bản sao CMND hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của người đứng đầu
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty mẹ
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ.
3. Nộp hồ sơ và theo dõi kết quả hồ sơ
- Nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở của văn phòng đại diện.
- Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt sẽ nhập thông tin vào Hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số văn phòng đại diện. Sau đó cấp giáy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện.
- Sau 3-5 ngày làm việc, người nộp hồ sơ sẽ nhận được kết quả giấy chứng nhận đăng ký văn phòng đại diện nếu cùng tỉnh, thành phố đối với trụ sở chính công ty. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, đối với trường hợp thành lập khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính công ty.
4. Dịch vụ hướng dẫn thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty
- Tư vấn các thủ tục pháp lý liên quan đến thành lập văn phòng đại diện
- Tư vấn soạn thảo hồ sơ, đăng ký thành lập văn phòng đại diện
- Trực tiếp nộp hồ sơ – nhận kết quả hồ sơ cho quý khách hàng
- Bàn giao kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện
- Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Liên hệ thành lập công ty, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện công ty tại Luật Trung Tín:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com