Vì vậy, để thuận lợi khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam thì nhà đầu tư nên nhờ sự hỗ trợ của một đơn vị dịch vụ tư vấn đầu tư chuyên nghiệp để giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi bắt đầu tìm hiểu thị trường để đầu tư góp vốn. Khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam cần lưu ý những vấn đề sau đây:
Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam kinh doanh tại Việt Nam
Để được góp vốn đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thì nhà đầu tư cần phải tuân thủ theo những quy định như sau:
- Chỉ được phép thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề kinh doanh mà Luật Đầu tư không cấm.
- Nhà đầu tư phải tuân thủ theo hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và các quy định khác theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam.
- Phải đáp ứng điều kiện kinh doanh đối với 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư và các điều kiện khác về tỷ lệ vốn góp theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành.
Những lưu ý cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
Thứ nhất, lưu ý về hình thức đầu tư:
- Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn hình thức thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc góp vốn cùng với nhà đầu tư Việt Nam để thành lập doanh nghiệp, hoặc có thể đầu tư theo các hình thức hợp tác đầu tư kinh doanh khác thông qua: Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, BO, BOT, BTO, BT.
- Đối với những hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh thì sẽ không cần thành lập pháp nhân tại Việt Nam, các bên chỉ cần thỏa thuận về việc phân chia tỷ lệ lợi nhuận và lỗ hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh theo các cách thức riêng.
Thứ hai, lưu ý về đất thực hiện dự án:
- Nếu nhà đầu tư chỉ kinh doanh thương mại thông thường, không thành lập nhà xưởng sản xuất thì chỉ cần có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hợp pháp. Tuy nhiên đối với những dự án cần phải xin đất để thực hiện thì nhà đầu tư cần tiến hành xin quyết định giao đất từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hoặc nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty cùng với một đối tác Việt Nam đã có quyền sử dụng đất, trong đó bên Việt Nam sẽ góp vốn bằng quyền sử dụng đất của mình. Đây là hình thức góp vốn tương đối quen thuộc đặc biệt đối với các dự án xây dựng khu đô thị.
Thứ ba, lưu ý về vốn đầu tư:
- Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư có yêu cầu về vốn pháp định thì nhà đầu tư sẽ phải đáp ứng quy định về điều kiện này tức là vốn đầu tư tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định.
- Các trường hợp còn lại, không yêu cầu về vốn pháp định thì nhà đầu tư có thể lựa chọn góp vốn đầu tư phụ thuộc vào nhu cầu và quy mô mong muốn. Tuy nhiên, trong vốn của nhà đầu tư sẽ được chia thành hai phần là vốn chủ sở hữu và vốn vay thì vốn chủ sở hữu ít nhất phải chiếm 20% tổng vốn đầu tư.
- Nhà đầu tư phải góp vốn theo đúng tiến độ đã cam kết ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Thứ tư, lưu ý về mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp:
- Nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn vào Việt Nam thì bắt buộc phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Tức là nhà đầu tư sẽ mở một tài khoản ngân hàng tại Việt Nam để chuyển khoản vốn đầu tư của mình vào tài khoản đó.
- Tài khoản có thể mở bằng ngoại tệ hoặc Việt Nam đồng tại một ngân hàng được phép thực hiện các giao dịch thu, chi.
- Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đi vay bằng một ngoại tệ khác đã mở tài khoản thì có thể mở thêm tài khoản khác bằng loại đồng tiền đi vay tại ngân hàng đã mở tài khoản ngoại tệ trước đó.
- Trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thì nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển vốn đầu tư vào Việt Nam để giải quyết các chi phí hợp pháp trong quá trình chuẩn bị đầu tư theo thỏa thuận bằng văn bản của các bên liên quan thông qua tài khoản đầu tư trực tiếp.
- Nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển vốn, lợi nhuận và nguồn thu hợp pháp khác ra nước ngoài cần lưu ý rằng cần phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
- Trong trường hợp công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải đóng tài khoản này thì nhà đầu tư được sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của mình mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch mua ngoại tệ, chuyển vốn và nguồn thu hợp pháp của mình ra nước ngoài.
Xem thêm: Nội dung tư vấn luật đầu tư nước ngoài
Tư vấn thủ tục nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam tại Luật Trung Tín
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực đầu tư, kinh doanh cụ thể nhà đầu tư sẽ cần phải lưu ý thêm các vấn đề pháp lý khác theo quy định của pháp luật mà ở phạm vi bài viết này, chúng tôi không thể chia sẻ hết.
Quý khách hàng cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan xin vui lòng liên hệ với Luật Trung Tín để được tư vấn:
- Tư vấn về các hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, quy mô đầu tư
- Tư vấn về hồ sơ, trình tự, thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư
- Hỗ trợ soạn thảo và nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp tới Luật Trung Tín theo địa chỉ liên hệ sau:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com