Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thay thế Luật Đầu tư 2014. Theo đó, luật pháp có nhiều đổi mới nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Để cập nhật kịp thời các thủ tục liên quan của Luật đầu tư mới, Luật Trung Tín xin giới thiệu đến quý khách hàng quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư theo luật đầu tư 2022 trong bài viết sau.
Có thể bạn quan tâm: Văn phòng đại diện công ty nước ngoài, tư vấn thành lập trọn gói từ A-Z
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 đã định nghĩa về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là bản giấy hoặc văn bản điện tử ghi thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
Tìm hiểu về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Thông tin đăng ký của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư cụ thể như sau (Điều 40 Luật Đầu tư năm 2020):
- Tên dự án đầu tư.
- Các nhà đầu tư.
- Mã dự án đầu tư.
- Vị trí thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
- Mục tiêu và quy mô của dự án đầu tư.
- Vốn đầu tư của dự án đầu tư (bao gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
- Thời hạn của dự án đầu tư.
- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: Tiến độ góp vốn, huy động vốn; Tiến độ thực hiện các mục tiêu chính của dự án đầu tư, nếu dự án đầu tư được chia thành các giai đoạn thì phải xác định cụ thể tiến độ của từng giai đoạn.
- Các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
- Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
Có thể hiểu, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư và là điều kiện để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Các trường hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư
Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định cụ thể về các trường hợp phải và không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đặc biệt:
Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận đầu tư
Các trường hợp không phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020.
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020.
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước và dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Luật Đầu tư năm 2020 phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận đầu tư phu thuộc vào dự án đầu tư:
Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phụ thuộc vào việc dự án đầu tư có được cấp quyết định chủ trương đầu tư hay không. Dựa vào đó chúng ta có các trường hợp sau:
- Đầu tiên. Đối với dự án đầu tư được quyết định chủ trương đầu tư phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì quyết định chủ trương đầu tư trước, sau đó mới cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Thứ Hai. Trường hợp dự án đầu tư chưa có quyết định chủ trương đầu tư phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì chỉ phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2020
Căn cứ vào dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư và dự án được quyết định chủ trương đầu tư thì thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư là khác nhau.
Dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư:
Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thẩm định các điều kiện của dự án đầu tư
- Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
- Dự án đầu tư đáp ứng các điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có).
Trường hợp dự án đủ điều kiện đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư
Dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư:
Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Trường hợp dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nhà đầu tư nộp 04 hồ sơ đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thực hiện dự án. Sở có trách nhiệm tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nhưng Sở chỉ được cấp khi có văn bản quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh.
- Chậm nhất sau 37 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nhà đầu tư sẽ được cấp Giấy chứng nhận.
Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư của Thủ tướng:
- Trường hợp dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, nhà đầu tư nộp 8 hồ sơ đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thực hiện dự án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Sở có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho nhà đầu tư.
- Thời gian đăng ký dự án đầu tư trong trường hợp này có thể lên đến 50 ngày làm việc.
Như vậy, bạn đã nắm bắt được Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư theo luật đầu tư 2020 khá chi tiết. Mong răng với những thông tin chia sẻ trên đây của Luật Trung Tin đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Nếu bạn còn vướng mắc gì hãy liên hệ trực tiếp tới Luật Trung Tín để được tư vấn cụ thể.