Quy trình thành lập công ty – Một số gợi ý hay để có sự chuẩn bị hoàn hảo

Để bước chân vào cửa ngõ kinh doanh, sống và làm việc như một thương nhân thì việc đầu tiên, Quý bạn phải làm đó là đăng ký xin giấy phép kinh doanh hay còn gọi là thành lập công ty. Vậy chúng ta cần phải có cái gì? Và chuẩn bị những gì? Điều trước tiên, là xác định một hoặc một số ngành nghề mà quý bạn đam mê hoặc am hiểu, trải nghiệm hoặc có kinh nghiệm chuyên môn… Thế nhưng vẫn còn một loạt vấn đề quý bạn cần phải chuẩn bị cho quy trình thành lập công ty. Những vấn đề đó chúng tôi sẽ giới thiệu ở bài viết này.

Cơ sở pháp lý đối với quy trình thành lập công ty

Quý bạn cần phải quan tâm đến một số văn bản pháp luật sau:

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Luật quản lý thuế

Về việc chuẩn bị các thông tin cho quy trình thành lập công ty

1. Xác định loại hình doanh nghiệp:

  • Công ty TNHH Một thành viên? Công ty TNHH 2 thành viên? Công ty cổ phần? Doanh nghiệp tư nhân? Hộ kinh doanh cá thể? Hợp tác xã…

2. Ý tưởng đặt tên công ty để đảm bảo quy trình thành lập công ty chuẩn từ bước đầu:

  • Đặt tên công ty cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật để tránh bị trùng lắp, nhầm lẫn hoặc gây hiểu lầm…ngoài ra, Quý bạn cũng nên lưu ý mối quan hệ giữa tên công ty với việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.

3. Xác định địa chỉ trụ sở chính của công ty:

  • Trụ sở chính của công ty có thể thuộc sở hữu của Quý bạn hoặc có thể đi thuê.
  • Tuy nhiên, quý bạn cần lưu ý, theo quy định hiện hành thì trụ sở công ty không được đặt ở các căn hộ hoặc các nhà tập thể dùng để ở vì có thể gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội và có thể dẫn tới việc cháy nổ, gây mất an toàn về môi trường…

4.  Xác định vốn điều lệ:

Cần lưu ý khi xác định vốn điều lệ, đặc biệt là về phần thuế môn bài.

STT

VỐN ĐIỀU LỆ

THUẾ MÔN BÀI (ĐỒNG)

1

< 10 tỷ

2.000.000

2

>10 tỷ

3.000.000

Theo quy định mới nhất của Chính phủ, doanh nghiệp thành lập mới sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên.

quy trình thành lập công ty

Xem thêm: Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

 

5. Xác định ngành nghề công ty kinh doanh:

  • Một số vấn đề cần phải quan tâm như: Ngành nghề bị cấm kinh doanh tại Việt Nam, ngành nghề kinh doanh có điều kiện…ngoài việc chuẩn bị những ngành nghề kinh doanh chính, trực tiếp thì cũng nên đăng ký một số ngành nghề quý bạn có thể kinh doanh trong tương lai để tránh trường hợp phải thay đổi đăng ký kinh doanh nhiều lần. Điều này là không cần thiết vì vừa gây tốn kém chi phí và làm mất thời gian của chúng ta.

6. Ủy quyền thực hiện quy trình thành lập công ty

Cá nhân, tổ chức có quyền ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục thành lập công ty. Người được ủy quyền sẽ thay mặt cá nhân, tổ chức đó triển khai một số công việc như:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh ( bao gồm các vấn đề liên quan đến thuế)
  • Tổng hợp toàn bộ các thông tin của khách hàng, tiến hành soạn thảo hồ sơ
  • Gửi khách hàng kiểm tra, đối chiếu xác nhận về nội dung hồ sơ thành lập, hướng dẫn khách hàng ký, đóng dấu (nếu có).
  • Tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, đẩy hồ sơ hợp lệ lên cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia.
  • Theo dõi tiến độ của hồ sơ, sửa đổi bổ sung ( nếu có yêu cầu)
  • Nhận kết quả đăng ký kinh doanh thay cho khách hàng
  • Tiến hành làm thủ tục đặt dấu cho công ty, công bố mấu dấu
  • Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng, đăng ký khai thuế điện tử
  • Hướng dẫn nộp thuế môn bài
  • Tư vấn và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện phát hành hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT)

Luật Trung Tín luôn tự tin và sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty cho mọi khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu theo kênh thông tin sau:

Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com

Tư vấn miễn phí