Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Hoạt động sản xuất kinh doanh ở thời điểm hiện tại của nền kinh tế Việt Nam đang trở nên rất sôi động. Một trong những thành tố góp phần quan trọng đó chính là vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Với sự phát triển bùng nổ của các doanh nghiệp từ lớn đến vừa và nhỏ. Các chính sách của Đảng, nhà nước đã và đang tạo tiền đề, nền tảng mang ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của Việt Nam. Một trong những nội dung mà nhiều công ty quan tâm là quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh là như thế nào?

Dựa trên những yêu cầu tư vấn thường xuyên của nhiều khách hàng. Luật Trung Tín đã tổng hợp các nội dung lại thành bài viết này nhằm nêu bật các nội dung về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Qua đó giúp doanh nghiệp hiểu hơn về chính sách mà nhà nước đã và đang thiết lập.

Các quyền của doanh nghiệp

  • Được tự do kinh doanh ở những ngành, nghề mà luật không cấm.
  • Được tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp. Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh cho doanh nghiệp. Chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh theo yêu cầu kinh doanh thực tế.
  • Tùy ý lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
  • Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng cung ứng hàng hóa, dịch vụ.
  • Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu với đối tác nước ngoài
  • Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động phù hợp với yêu cầu kinh doanh.
  • Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
  • Có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
  • Có quyền từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện quyền Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
  • Có tư cách tham gia tố tụng khi giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
  • Quyền khác theo quy định của luật chuyên ngành.

quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

Một số nghĩa vụ của doanh nghiệp

  • Đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư.
  • Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn luật định.
  • Thực hiện kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.
  • Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi họ tham gia quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể:
    • Không được phép phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp.
    • Không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em
    • hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
    • Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động.
  • Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký, công bố.

Một số nghĩa vụ khác cần lưu ý

  • Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ trong đăng ký doanh nghiệp. Thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Công khai, minh bạch thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin đã kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo khác. Trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • Tuân thủ quy định về bình đẳng giới.
  • Thực hiện nghĩa vụ về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
  • Bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước.
  • Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích

  • Thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định nêu trên.
  • Được hạch toán và bù đắp chi phí theo thời giá do pháp luật về đấu thầu quy định. Hoặc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Được bảo đảm thời hạn cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn và có lãi hợp lý.
  • Cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
  • Bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi như nhau cho các khách hàng.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ cung ứng.

Trên đây là một số nội dung liên quan đến các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Luật Trung Tín sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho khách hàng về các đề liên quan đến thủ tục thành lập công ty, đăng ký thay đổi doanh nghiệp. Thực hiện các thủ tục hành chính phức tạp khác theo yêu cầu của khách hàng. Liên hệ theo hotline: 0989 232 568, hoặc gửi email: luattrungtin@gmail.com cho chúng tôi để yêu cầu.

Tư vấn miễn phí