Sáp nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất 2020

Kinh tế thị trường đang ngày càng thể hiện rõ trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Thời kì cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp có xu hướng liên kết lại với nhau để củng cổ vốn, tập trung kinh tế, tổ chức quản lí công ty chuyên nghiệp, tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp đối thủ. Trên thực tế quy trình sáp nhập doanh nghiệp rất phức tạp, nhiều câu hỏi được đặt ra, điều kiện sáp nhập? hồ sơ sáp nhập gồm những gì?

Hiểu được nhu cầu trên Luật Trung Tín tư vấn hồ sơ và quy trình để thực hiện sáp nhập daonh nghiệp nhanh chóng. Đáp ứng nhu cầu thông tin kinh doanh của công ty

Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp:

Căn cứ vào Điều 195 Luật doanh nghiệp quy định các trường hợp :

Các công ty sáp nhập phải là công ty cùng loại

Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác

Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Thành phần hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp

Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp

 Giấy đề nghị đăng kí kinh doanh

Điều lệ công ty nhận sáp nhập

Hợp đồng sáp nhập

Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập

Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập. Trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên sở hữu trên 65% vốn điều lệ của công ty bị sáp nhập

Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập

 Kèm theo các giấy tờ quy định tại Chương VI Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục thực hiện:

Doanh nghiệp nộp online qua website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi muốn thành lập chi nhánh

Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh đưa ra kết quả thủ tục:

      • Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa hợp lệ;
      • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nếu hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là thủ tục cần thiết để thực hiện sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật. Nếu như bạn vẫn còn vấn đề này, bạn có thể liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo địa chỉ Luật Trung Tín. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn những dịch vụ tốt và chuyên nghiệp!

Xem thêm: Tư vấn thành lập công ty công nghệ cặn kẽ, phân tích ưu nhược điểm

Tư vấn miễn phí