Để trả lời cho câu hỏi: ” Thành lập công ty cần lưu ý những gì?”. Kính mến gửi tới quý vị và các bạn bài viết đầy tâm huyết của chúng tôi. Lưu ý những điều cần lưu ý, đó là bí quyết để bắt đầu một chương sử mới.
Chúng tôi đã giới thiệu rất nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký doanh nghiệp ở các bài viết trên website của chúng tôi. Đơn cử một số ví dụ như:
(1) Thành lập công ty TNHH MTV
(2) Thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
(3) Công ty cổ phần
(4) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty
Tham khảo các nội dung trên tại đây
Hầu hết các nội dung nêu trên chủ yếu xoay quanh các chủ đề về thủ tục, quy trình, thời gian thực hiện… Nhưng theo chúng tôi, như vậy là chưa đủ để nói về nội dung cốt lõi mà bất kỳ ai cũng muốn biết. Một góc nhìn sâu hơn, hoàn chỉnh hơn cần phải nghiên cứu bài bản thì ít có ai chia sẻ với các bạn. Vậy trước khi quyết định thành lập công ty, các bạn cần phải lưu ý gì? Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn ngay bây giờ.
Vậy Thành lập công ty cần lưu ý những gì?
Có rất nhiều người nói rằng, chỉ cần bỏ ra ít tiền và chờ vài ngày là có Giấy phép kinh doanh, có con dấu rồi cứ thế mà kinh doanh, có gì cao siêu đâu. Vâng! Chúng tôi đồng tình về điều này. Nhưng xin cấp phép để làm gì? Phải hoạt động như thế nào? Các vấn đề liên quan có phức tạp không? Những câu hỏi này thành thật mà nói rất ít người trả lời được? Bởi vì sao?
Xây dựng, phát triển công ty có thể nói giống như quá trình sống của một con người. Con người có nhu cầu ăn, mặc ngủ, lao động, học tập. Công ty thì cần phải xây dựng hệ thống marketing, tuyển dụng nhân sự, đầu tư tài chính để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh…Đó đều là những việc làm cần thiết.
Thực tế cho thấy rằng, rất nhiều công ty ở Việt Nam vừa mới thành lập đã tính đến giải thể. Một số khác thì hoạt động cầm chừng, không thấy cơ hội phát triển. Chỉ có rất ít công ty đứng vững thậm chí là phát triển rất mạnh mẽ. Nhưng tỷ lệ của những công ty thành công chỉ chiếm phần trăm rất ít trong tổng số vô vàn công ty được thành lập mỗi năm. Sự khác biệt này nằm ở đâu? Xin thưa với các bạn, câu trả lời nằm ở cụm từ: “ Kế hoạch kinh doanh”.
(I) Viết kế hoạch kinh doanh
Giai đoạn thai nghén một đứa trẻ đặc biệt quan trọng. Phụ sản cần phải lên kế hoạch nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt vô cùng hợp lý mới đảm bảo được sự phát triển của thai nhi. Giai đoạn tiền thành lập cũng vậy. Các bạn nên nghiên cứu và viết ra được kế hoạch kinh doanh cho mình. Điều này sẽ quyết định rất nhiều đến khả năng thành – bại của doanh nghiệp trong tương lai. Vậy “kế hoạch kinh doanh” cần phải xây dựng như thế nào? Các bạn hãy tham khảo nội dung sau:
(1) Xác định đối tượng sản phẩm, dịch vụ sẽ kinh doanh
(2) Xác định mức vốn đầu tư
(3) Lên phương án hoạt động: Chuẩn bị nhân sự, trang thiết bị, cơ sở vật chất…
(4) Xây dựng ý tưởng vận hành công ty
(5) Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh
(6) Cách thức thu hút hỗ trợ tài chính hoặc chuẩn bị các nguồn có thể vay tiền đầu tư
Không phải tất cả các kế hoạch đều đạt được mục tiêu tích cực. Và cũng không phải ai lên kế hoạch cũng sẽ thành công. Đương nhiên nó phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực, chăm chỉ cũng như tầm nhìn, sự sáng suốt của các bạn. Tuy nhiên, có trên tay một kế hoạch với đầy đủ các nội dung trên. Các bạn sẽ tự tin hơn, đó là điều tôi dám đảm bảo.
(II) Xác định cấu trúc pháp lý khi thành lập công ty cần lưu ý những gì?
Hay chính là loại hình công ty mà các bạn sẽ lựa chọn. Có 3 loại cơ bản tôi đã nêu ở mục 1 của bài viết. Mỗi một loại sẽ có đặc điểm, có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Ví dụ: Quyền sở hữu duy nhất ( Công ty TNHH MTV) là một mình đứng tên trên ĐKKD. Bạn có quyền quyết định mọi vấn đề của công ty. Nhưng khi hậu quả pháp lý xảy ra, đương nhiên là một mình bạn phải gánh chịu. Quyền và nghĩa vụ luôn luôn song hành, ít khi có quyền nào mà không đối sánh nghĩa vụ cả.
Đồng sở hữu ( Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần) thì khác. Quyền quyết định được chia theo tỷ lệ phần trăm vốn góp, hoặc có thỏa thuận khác. Không một ai được phép tự quyết định vấn đề của công ty dù lớn hay nhỏ. Nhưng bù lại, họ có thể chia sẻ với nhau công việc, giảm bớt áp lực tài chính, cùng nhau giải quyết mọi vấn đề. Và một trong những giá trị nhân văn, đó là cùng nhau chia sẻ thành quả.
(III) Nguồn tài chính khi thành lập công ty cần lưu ý những gì?
Khởi nghiệp đương nhiên cần khoản tài chính nhất định. Vậy bạn có tài chính ở những nguồn nào?
Thông thường là bạn đã chuẩn bị một khoản tiền để đầu tư. Hoặc có thể sẽ vay mượn của người thân, bạn bè. Ngân hàng cũng là một lựa chọn hấp dẫn. Nếu may mắn, bạn gặp được những nhà đầu tư tích cực, họ cho bạn vay và ấn định thời hạn trả kèm theo một món hời nữa là họ sẽ không tính lãi…
Nhưng! Có một điều mà các bạn cần phải khắc cốt ghi tâm. Đó là các mối cho vay tín dụng hoạt động tràn lan xung quanh các bạn. Bạn làm thủ tục vay cực kỳ dễ dàng, thậm chí, trong vòng 30 phút là đã có trăm triệu trong tay. Điều đáng nói ở đây chính là lãi suất tính trên khoản vay đó. Bình thường mức lãi đã cao. Bạn vay càng nhiều mức lãi càng lớn.
Và khi các bạn không chậm trả, trả không đúng hạn, không có khả năng chi trả thì lúc đó lãi mẹ, lãi con mới sinh sôi nảy nở một cách vô cùng khủng khiếp. Mới đây nhất là có trường hợp ở Hải Phòng. Chị H vay 50 triệu trong vòng 4 tháng mà số tiền lãi lên tới 1,3 tỷ. Chuyện có thật mà như đùa phải không các bạn?
(IV) Những từ khóa mà các bạn cần quan tâm khi lên kế hoạch kinh doanh
Phần này, tôi chỉ nêu các nội dung cơ bản mà không đi sâu vào từng vấn đề. Trong đó có một số lưu ý như:
(1) Ngành nghề dự kiến kinh doanh có phải xin giấy phép
(2) Các vấn đề về thuế, hóa đơn, chứng từ
(3) Sử dụng lao động và trách nhiệm tham gia bảo hiểm
(4) Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đối tác, khách hàng
(5) Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước
(6) Mối quan hệ của những người góp vốn với nhau
(7) Tìm hiểu về các hành vi vi phạm pháp luật ( hành chính, dân sự, hình sự). Hoạt động không đúng nơi đặt trụ sở đã đăng ký, chậm đóng thuế, không đóng thuế, không đóng bảo hiểm cho người lao động, mua bán hóa đơn ảo…
Lưu ý: Nếu các bạn lựa chọn ngành nghề kinh doanh là bán các sản phẩm hoặc dịch vụ sáng tạo. Các bạn nên tìm hiểu, nghiên cứu cách để bảo vệ tài sản này.
Xem thêm: Cách thức bảo vệ tài sản trí tuệ và độc quyền thương mại
Mặc dù nhận thức cơ hội kinh doanh là rất đáng quan tâm. Nếu chờ đợi đủ tài chính để thực hiện thì cơ hội sẽ trôi qua. Nhưng tôi khuyên các bạn hãy cân nhắc, tỉnh táo và sáng suốt khi xác định cách thức huy động nguồn vốn. Vì nếu không cẩn thận, thành quả kinh doanh chưa thấy đâu thì các bạn đã ngồi trên đống nợ khổng lồ. Hy vọng là các bạn sẽ hiểu những điều mà tôi lưu ý.
Cảnh bảo: Khi bắt đầu mở một công ty mới, các bạn hãy kiểm tra kỹ để đảm bảo rằng, nguồn vốn của bạn chỉ để phục vụ cho mục đích kinh doanh.
Trường hợp cần tư vấn các vấn đề về đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư. Các bạn hãy LH với chúng tôi theo hotline: 0989 232 568 để nghe tư vấn miễn phí.
Trân trọng!