Để hỗ trợ các thương nhân nước ngoài thuận tiện hơn trong việc tiếp cận các quy định của pháp luật liên quan đến việc thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, bài viết này, Luật Trung Tín xin được tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý điều chỉnh thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
Quy định về thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được quy định trong:
- Luật Thương mại 2005;
- Nghị định số 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Thông tư số 11/2016/TT-BTC hướng dẫn về Nghị định số 07/2016/NĐ-CP.
Điều kiện để được cấp phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
- Thứ nhất, thương nhân nước ngoài đăng ký thành lập văn phòng đại diện phải tuân thủ theo quy định của pháp luật quốc gia, lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ công nhận.
- Thứ hai, thương nhân nước ngoài phải hoạt động được tối thiểu là 1 năm từ ngày đăng ký thành lập.
- Thứ ba, nếu Giấy phép thành lập/ Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định về thời hạn hoạt động, thì kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam thì thời hạn phải còn ít nhất là 1 năm.
- Thứ tư, nội dung hoạt động của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài phải phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Thứ năm, trường hợp nội dung hoạt động của văn phòng đại diện không phù hợp với quy định của pháp luật quốc gia, lãnh thổ, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành về việc thành lập văn phòng đại diện.
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
1. Hồ sơ cần chuẩn bị
- Đơn đề nghị cấp phép thành lập (theo mẫu)
- Bản sao Giấy phép thành lập/ Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của thương nhân nước ngoài (hợp thức hóa lãnh sự)
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài (dịch thuật công chứng bản hợp thức hóa lãnh sự)
- Bản sao của báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế, tài chính hoặc tài liệu chứng minh khác có giá trị pháp lý tương đương trong năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận tại quốc gia của thương nhân nước ngoài chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài (dịch thuật công chứng bản hợp thức hóa lãnh sự)
- Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân ( bản sao chứng thực) đối với người đứng đầu văn phòng đại diện là người Việt Nam; Hộ chiếu (bản sao chứng thực) đối với trường hợp người đứng đầu văn phòng đại diện là người nước ngoài
- Biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoạt động của Văn phòng đại diện
2. Nộp hồ sơ
- Hồ sơ sẽ được nộp tại Sở công thương nơi dự định đặt địa điểm hoạt động văn phòng đại diện đối với trường hợp địa điểm nằm ngoài Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Đối với trường hợp còn lại, hồ sơ sẽ được nộp cho Ban quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chế xuất để được cấp phép.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ
- Trong thời hạn 07- 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp phép (nêu rõ lý do).
- Đối với trường hợp cần bổ sung hồ sơ, chỉ được phép yêu cầu bổ sung hồ sơ tối đa 1 lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
- Riêng các trường hợp mà việc thành lập văn phòng đại diện cần phải xin ý kiến của cơ quan chuyên ngành. Cơ quan cấp phép sẽ gửi văn bản để lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn trong thời hạn 3 ngày làm việc từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong thời hạn là 5 ngày làm việc từ khi nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan cấp phép. Cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ nêu ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cơ quan chuyên ngành, cơ quan cấp phép sẽ cấp hoặc không cấp phép thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài.
- Trường hợp không cấp phép sẽ gửi văn bản nêu rõ lý do.
Xem thêm: Thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Những lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
- Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thương nhân nước ngoài không được thành lập quá 1 văn phòng đại diện có cùng tên gọi
- Thời hạn của giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài là 5 năm. Nhưng không vượt quá thời hạn hoạt động của giấy phép kinh doanh của thương nhân nước ngoài
- Khi hết thời hạn này, thương nhân nước ngoài sẽ phải tiến hành thủ tục gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện này
- Trong quá trình hoạt động, văn phòng đại diện phải tuân thủ theo chế độ báo cáo hoạt động theo quy định.
Tư vấn thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Luật Trung Tín
Quý khách hàng có nhu cầu thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Xin vui lòng liên hệ tới luật Trung Tín để được:
- Tư vấn về các quy định của pháp luật liên quan đến hồ sơ
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng đại diện
- Thực hiện đăng ký hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Nhận kết quả và bàn giao kết quả cho quý khách hàng
- Các hỗ trợ tư vấn về các lĩnh vực khác của văn phòng đại diện.
Mọi thông tin chi tiết cần giải đáp quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Luật Trung Tín để được hỗ trợ:
Hotline: 0989 232 568 – Email: luattrungtin@gmail.com