Chia thừa kế đất không có Sổ đỏ như thế nào?

Chia thừa kế đất không có Sổ đỏ như thế nào là thắc mắc chung của nhiều người. Nhà ở hay quyền sử dụng đất đều là những tài sản giá trị lớn. Thực tế có rất nhiều vụ tranh chấp liên quan đến thừa kế đất đai. Vậy đất không Sổ đỏ chia thừa kế thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Trung Tín sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

Cơ sở pháp lý

Điều kiện chia thừa kế quyền sử dụng đất

Chia thừa kế đất không có Sổ đỏ như thế nào? Trước tiên cần xác định điều kiện để đất đai có thể chia thừa kế.

Điều kiện chia thừa kế quyền sử dụng đất

Điều kiện chia thừa kế quyền sử dụng đất

Điều kiện về nội dung

Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định thì người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất khi có các điều kiện:

  • Đất không có tranh chấp. Hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền. Bởi ản án, quyết định của Toà án, quyết định/phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên. Không bị áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất;
  • Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

So với Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì ở Luật hiện hành điều kiện với Giấy chứng nhận không bắt buộc. Đồng thời Luật Đất đai 2024 bổ sung thêm điều kiện trong trường hợp đất có tranh chấp nhưng đã được giải quyết xong. Và điều kiện quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. 

Điều kiện về hình thức

Theo điểm c khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định thì văn bản thừa kế quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực. Quy định này có sự kế thừa từ quy định của Luật Đất đai 2013. 

Việc công chứng hay chứng thực văn bản thừa kế thực hiện theo pháp luật dân sự. Mà quy định pháp luật dân sự lại dẫn chiếu tới pháp luật chuyên ngành. Cụ thể nếu thực hiện công chứng tuân thủ theo Luật Công chứng 2014. Còn chứng thực hợp đồng theo quy định Nghị định 23/2015/NĐ-CP về chứng thực hợp đồng.

Chia thừa kế đất đai không có Sổ đỏ vẫn thực hiện được nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện.

Chia thừa kế đất không có Sổ đỏ như thế nào?

Đất không có Sổ đỏ chia thừa kế bằng cách sử dụng giấy tờ thay thế hợp pháp khác. Cụ thể dựa trên các căn cứ pháp lý sau:

Chia thừa kế đất không có Sổ đỏ như thế nào?

Chia thừa kế đất không có Sổ đỏ như thế nào?

Quy định Luật Công chứng 2014

Theo điểm d khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định: “Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;”.

Như vậy, với tài sản phải đăng ký mà không có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ) có thể sử dụng giấy tờ thay thế. Giấy tờ thay thế này phải hợp pháp, tức là được pháp luật chấp nhận.

Quy định tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP

Dựa trên tinh thần quy định tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP thì xác định quyền sử dụng đất là di sản như sau:

Trường hợp 1: 

Đối với đất do người chết để lại. Lưu ý không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với đất mà người đó đã có Giấy chứng nhận thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

Trường hợp 2:

Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất đó cũng là di sản. Không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp 3: 

Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

  • Trong trường hợp đương sự có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp. Nhưng chưa kịp cấp Giấy chứng nhận (đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận) thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất đó.
  • Trong trường hợp đương sự không có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp. Nhưng có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch. Và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất.

Lưu ý khác:

Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để UBND cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất. Và cấp Giấy chứng nhận cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trong trường hợp UBND cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp. Di sản là tài sản gắn liền với đất không được phép tồn tại trên đất đó. Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không Giấy chứng nhận. Hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất. Và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với đất. Nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND theo quy định của pháp luật về đất đai.

Như vậy, khi quyền sử dụng đất được xác định là di sản thì sẽ được chia di sản thừa kế.

Làm thế nào sang tên Sổ đỏ thừa kế đất?

Quy định công chứng, chứng thực

Đất không Sổ đỏ chia thừa kế thế nào vẫn thực hiện lần lượt theo trình tự công chứng. Hoặc thực hiện chứng thực đúng quy định pháp luật.

Làm thế nào sang tên Sổ đỏ thừa kế đất?

Làm thế nào sang tên Sổ đỏ thừa kế đất?

Việc công chứng thực hiện tại các Văn phòng/Phòng công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố nơi có bất động sản tọa lạc. Còn chứng thực tại UBND cấp xã nơi có đất. Còn nếu công chứng/chứng thực tại nơi khác thì không có thẩm quyền. Vì thế văn bản công chứng/chứng thực hợp đồng cũng sẽ bị vô hiệu.

Giấy tờ cần chuẩn bị

Việc chuẩn bị các giấy tờ công chứng theo Điều 40, 41, Điều 57, 58 Luật Công chứng 2014:

  • Phiếu yêu cầu công chứng của người thừa kế
  • Bản sao giấy tờ tuỳ thân
  • Bản sao giấy tờ thay thế Giấy chứng nhận
  • Bản sao giấy tờ khác liên quan. Ví dụ như: Giấy chứng tử, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn/ Xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy tờ về nơi cư trú…

Lưu ý, khi thực hiện công chứng, chứng thực văn bản thừa kế cần có thủ tục niêm yết tại UBND cấp xã, phường. Mục đích là để xác định có khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, có phát sinh thêm người thừa kế hay không. Thời hạn niêm yết là 15 ngày. 

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về chia thừa kế đất không có Sổ đỏ như thế nào để bạn đọc tham khảo. Như vậy, nếu không có Sổ đỏ nhưng có các giấy tờ khác thay thế. Đồng thời, quyền sử dụng đất được xác định là di sản thì chia thừa kế như bình thường. Thủ tục chia thừa kế theo quy định của Luật Công chứng hoặc theo quy định chứng thực hợp đồng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Trung Tín theo hotline: 0989 232 568 hoặc email: luattrungtin@gmail.com hoặc truy cập ngay website: https://luattrungtin.com/ để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Tư vấn miễn phí